Môi trường
Dự báo năm 2050 nhiệt độ trái đất tăng thêm 1,5 - 4,5 độ C
(12:10:10 PM 18/05/2012)
Bạn có biết nước ta có 2 thành phố nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí trầm trọng nhất đó là Hà Nội và TP HCM. Không những thế, Việt Nam còn đứng thứ hạng thấp nhất trong 8 nước Đông Nam Á về chỉ số môi trường ổn định.
Những số liệu đáng sợ đó có khiến bạn giật mình hay bạn chỉ cho đó là việc bình thường và không cần quan tâm. Dù bạn là ai, dù bạn nghĩ gì thì ngay bây giờ hãy nên có cái nhìn thiết thực hơn về vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm về không khí.
Nhiều bạn sinh viên giống tôi, thi đại học vào một trường danh tiếng ở TP HCM để sau này có cơ hội tìm được một công việc ổn định, thu nhập cao. Nhưng khi bắt đầu quen với nhịp sống hối hả ở mảnh đất này, tôi lại thấy sợ bởi độ “bẩn” của không khí nơi đây.
Bạn thử nghĩ xem, với 5 triệu dân hiện có và 3 triệu người nhập cư, cộng đồng người dân thành phố mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn tấn rác thải các loại. Lượng rác quá nhiều cộng thêm ý thức người dân rất kém khiến rác bị vứt ngổn ngang, gây nên tình trạng mất vệ sinh và bốc mùi hôi thối.
Hơn 1,8 triệu xe máy, 500.000 ôtô các loại ở TP HCM và lượng xe gắn máy từ các tỉnh khác đổ về tăng trung bình 10-15% một năm khiến không khí ngày càng độc hại với bụi, ô-xit các bon, ô-xít lưu huỳnh, khí ozon… Đặc biệt với sự gia tăng về số lượng các nhà máy, khu công nghiệp thì tình trạng người dân những vùng lân cận phải sống trong khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Khí thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí. Khoảng 2 tỷ người trên thế giới đã tử vong vì ô nhiễm không khí hàng năm. Về lâu dài, chúng ta cũng có thể là nạn nhân.
|
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ảnh minh họa |
Đặc biệt, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai trẻ em dưới 14 tuổi, người có bệnh về phổi và tim mạch hay làm việc ở ngoài trời có sự nhạy cảm cao đối với ô nhiễm không khí. Đây là những đối tượng cần sự chăm sóc đặc biệt về sức khỏe. Việc tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm một thời gian dài sẽ gây nên những tác động xấu như ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe người phụ nữ đang mang thai, làm giảm chức năng của phổi hoặc gây nên bệnh ung thư…
Mức độ ô nhiễm không khí cao còn làm cho bệnh tim mạch ngày càng trầm trọng, gây tổn thương hệ hô hấp và đặc biệt còn ảnh hưởng đến não bộ con người.
Đã đến lúc chúng ta không nên dửng dưng với vấn đề ô nhiễm môi trường bởi nó có tác động đến chất lượng sống và sức khỏe của mỗi chúng ta. Đã đến lúc chúng ta nên chung tay góp sức cùng xã hội để cùng bảo vệ lấy bầu không khí và làm cho nó trong lành trở lại.
Nếu bạn là một sinh viên như tôi hay là người đã đi làm, dù không có kế hoạch, những ý tưởng lớn lao nhưng chỉ cần bạn bỏ một số thói quen thường ngày thì cũng đã giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như lúc đi gần bạn có thể đừng leo lên xe máy ngay mà có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Bạn cũng nên sử dụng xe buýt khi đi học, đi làm nếu không thực sự cần thiết sử dụng xe gắn máy, xe ôtô.
Bạn có thể ăn trưa ở gần nơi làm việc, nơi học tập nhằm hạn chế việc sử dụng xe gắn máy, ôtô hay nên đi chung xe với bạn khi đi làm, đi học, vui chơi, giải trí. Tất cả những việc làm đó một phần là để giảm lượng xe lưu hành trong thành phố làm giảm tình trạng ùn tắc, một phần là giảm lượng khí thải sản sinh ra từ xe gắn máy, xe ôtô. Bạn cũng có thể tiết kiệm được một phần tiền kha khá từ các hoạt động đó.
Ở nhà, khi thu gom rác bạn nên phân loại trước khi đổ và nên đổ rác đúng nơi quy định, không nên vứt lung tung. Bạn cũng có thể tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền về nhà máy công nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm không khí xung quanh nơi bạn sống.
Hoặc bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ hoạt động vì môi trường để cùng đóng góp sáng kiến, các ý tưởng, cùng nhau tham gia các hoạt động như tuyên truyền. Điều này nhằm nâng cao ý thức của người dân, cùng trồng cây xanh, cùng nhặt rác ở những nơi công cộng… Nhiều hoạt động khác mà bạn có thể chung sức cùng với mọi người để tao nên một môi trường xanh-sạch-đẹp.
Hãy cùng nhau bảo vệ lấy môi trường sống của chúng ta, bảo vệ bầu không khí trong lành. Đó không phải là việc của riêng ai mà là của toàn xã hội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.