Thứ năm, 23/01/2025, 07:07:48 AM (GMT+7)

Di dời doanh nghiệp gây ô nhiễm ở TP. HCM: Cần lộ trình hợp lý để chống tái ô nhiễm

(08:18:39 AM 15/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Để cải thiện môi trường sống, TP Hồ Chí Minh đã chủ trương di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành gây ô nhiễm. Tuy nhiên, việc thực hiện đang có nhiều vướng mắc, bất cập. Vấn đề lớn nhất là thiếu sự đồng bộ trong hạ tầng khu tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất ô nhiễm, khiến thành phố phải đối diện với thực trạng tái diễn ô nhiễm môi trường.

 Tái ô nhiễm do thiếu đồng bộ

 

Từ năm 2002, TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch di dời hơn 1.400 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra các khu công nghiệp và vùng phụ cận. Tuy nhiên cho đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện, thành phố vẫn chưa thể thống kê được kết quả cụ thể của đề án. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa di dời vẫn chiếm số lượng lớn. Một số doanh nghiệp đã di dời trước đây lại tiếp tục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa điểm mới do di dời tự phát và vẫn sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu. Điển hình như 31 cơ sở giặt, nhuộm liên tục xả khí thải, nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép gây ô nhiễm khu dân cư thuộc phường Đông Hưng Thuận, quận 12; hay hơn 600 cơ sở sản xuất lớn nhỏ tại huyện Bình Chánh cũng gây ô nhiễm. Ngoài ra, thành phố còn 2/37 cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm môi trường chưa di dời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2003 là Nhà máy xi măng Hà Tiên và Xưởng đóng tàu Ba Son vì chưa tìm ra địa điểm phù hợp.

 

 


Một cơ sở ép gỗ gây ô nhiễm tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Hồng Giang/ QĐND)

 

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó chủ tịch UBND quận 12 thì các cơ sở sản xuất này trước đây chuyển từ nội ô ra vùng ngoại thành, nhưng hiện nay đều thuộc diện phải di dời vào các cụm sản xuất tập trung vì phát sinh nhiều nước thải, khí thải gây ô nhiễm nặng, ví dụ như: Công ty Xuân Trường Xuân, Chi nhánh Công ty Trang Kiểm, cơ sở Lâm Xuân Thủy…

 

Ông Ngô Tấn Thanh, ngụ khu phố 4, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 cho biết: Người dân trong khu phố nhiều lần gửi đơn khiếu nại các cơ sở sản xuất thải khói bụi ô nhiễm ra môi trường, nhưng chưa thấy cơ quan chức năng xử lý. Các cơ sở này hiện nay vẫn vô tư thải khói và chất thải làm kênh Tham Lương ngày càng ô nhiễm nặng nề. Tương tự, ở các quận: 7, Bình Tân, Thủ Đức, Tân Phú… cũng đang tồn tại rất nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.

 

Những vướng mắc cần tháo gỡ

 

Chủ trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra ngoại thành là đúng, tuy nhiên, cách thực hiện chưa đồng bộ đã khiến thực trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục tái diễn. Nhiều doanh nghiệp trong diện di dời khỏi nội thành tìm đến các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) trên địa bàn thành phố nhưng đa số bị từ chối với nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, mặt bằng sản xuất chỉ cần vài trăm mét vuông, hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, nên không thể di dời do không đủ vốn. Diện tích KCX-KCN cho thuê ít nhất là 5000m2, trong khi nhu cầu của các cơ sở này chỉ từ 200 đến 1000m2.

 

Ông Tạ Quốc Dân, Phó trưởng ban quản lý Khu công nghiệp Lê Minh Xuân cho biết: “Khi TP Hồ Chí Minh quyết định di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra ngoại thành, rất nhiều chủ doanh nghiệp xin được vào KCN này, nhưng chúng tôi rất cân nhắc. Những doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động ngành nghề phát sinh ô nhiễm như dệt, nhuộm… Việc di dời vào khu sản xuất tập trung trong khi chưa có sự đáp ứng kịp thời về hạ tầng, sẽ dễ tái diễn nạn ô nhiễm ở địa điểm mới”.

 

Ông Cao Tung Sơn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho biết: Các chính sách hỗ trợ di dời trong thời gian qua chỉ đạt một phần rất nhỏ so với nhu cầu vốn, do việc di dời của các doanh nghiệp phải đầu tư và giải quyết lớn hơn nhiều. Công tác điều hành triển khai di dời của các quận, huyện chưa đồng đều. Một số quận, huyện còn xem nhẹ công tác di dời, nên chỉ giao khoán cho một phòng, ban của quận, huyện thực hiện.

 

Để việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm không gây ô nhiễm cho địa bàn khác, TP Hồ Chí Minh cần triển khai nhiều chương trình như tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, cải tạo công nghệ sản xuất, hỗ trợ vốn để doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý chất thải, phát triển phong trào vận động cộng đồng ưu tiên tiêu dùng sản phẩm xanh… Mặt khác, thành phố cần đáp ứng nhu cầu về hạ tầng tiếp nhận, tránh tình trạng di dời tự phát và có chính sách ưu đãi, lộ trình hợp lý cho các cơ sở thực hiện di dời. Trước mắt, chỉ mới có UBND quận 12 cam kết cuối năm 2014 sẽ di dời hết các cơ sở gây ô nhiễm.

 

Tại cuộc họp về việc di dời các cơ sở ra ngoại thành mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hà nhấn mạnh: Thành phố ghi nhận những khó khăn của doanh nghiệp, nhưng không thể cho phép các đơn vị này tiếp tục sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Sắp tới, việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường sẽ tập trung đưa vào các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện đến ngày 15-9 phải rà soát, lên danh sách các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường để di dời vào cụm công nghiệp tập trung.

HỒNG GIANG (Quân Đội Nhân Dân)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Di dời doanh nghiệp gây ô nhiễm ở TP. HCM: Cần lộ trình hợp lý để chống tái ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI