Môi trường
Có nên xây thủy điện Đồng Nai 6, 6A?
(09:27:42 AM 08/08/2011)
TS Vũ Ngọc Long, viện phó Viện Sinh học nhiệt đới, đi thực địa khu vực xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A - Ảnh: Đ.TUYÊN |
Tại hội nghị, nhiều nhà khoa học đã trả lời: “Vào thời điểm hiện nay không nên cho xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A”.
Không nên xây
TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), khẳng định trước khoảng 70 đại biểu tại hội thảo: “Không nên xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A”, bởi ngoài việc tác động rất lớn đến hệ sinh thái toàn khu vực - đặc biệt là vườn quốc gia Cát Tiên, hai dự án này còn vi phạm Luật đa dạng sinh học (năm 2008).
TS Tuấn nói: “Theo điều 7 Luật đa dạng sinh học, những hành vi như xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn đều bị nghiêm cấm và chỉ trừ những công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh mới được xem xét cho xây dựng tại đây. Như vậy hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A nằm trong khu bảo tồn cần được bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia Cát Tiên, nếu được cho phép xây dựng sẽ đi ngược lại với luật đã quy định”.
TS Tuấn còn cảnh báo: “Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A xây dựng sẽ làm ảnh hưởng đến Bàu Sấu - khu Ramsar (khu dự trữ sinh quyển ngập nước) nằm trong vườn quốc gia Cát Tiên. Các tổ chức quốc tế sẽ xem xét và có thể rút lại quyết định công nhận khu Ramsar. Tương tự, danh hiệu khu dự trữ sinh quyển vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận năm 2001 cũng có thể bị xem xét lại”.
Nhìn ở góc độ xã hội của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, ông Lâm Đình Uy - điều phối viên Mạng lưới sông ngòi VN tại phía Nam - nói: “Tôi kiến nghị nhà đầu tư cần đánh giá lại toàn diện những tác động xã hội của hai dự án thủy điện này và xây dựng giải pháp hợp lý, cụ thể để giảm thiểu những tác động xấu đến đời sống của bà con. Nếu chưa làm được điều này thì hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A chưa nên triển khai xây dựng”.
Những lỗ hổng của dự án
Sau khi ông Nguyễn Văn Sĩ, đại diện nhà đầu tư - Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, trình bày “Báo cáo tóm tắt về hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A”, TS Vũ Ngọc Long - phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Khoa học kỹ thuật VN) - đề nghị: “Làm dự án phải tuân thủ vào Luật đa dạng sinh học. Chúng tôi góp ý với nhà đầu tư hoàn toàn không có ý định cản trở việc làm thủy điện nhưng mong muốn chúng ta phát triển bình đẳng, văn minh và cần phải minh bạch thông tin dự án”.
Bức xúc trước các dữ liệu trong hồ sơ làm dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, TS Long ôm tập hồ sơ dày cộm minh chứng: “Tôi đã có các số liệu về dự án này. Nhưng phải nói làm rất ẩu. Các anh cung cấp cho những người điều hành Chính phủ, Quốc hội phải chính xác chứ không thể lơ mơ”. TS Long dẫn chứng bằng tập hợp ý kiến các nhà khoa học và cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã bỏ qua hoặc chưa đánh giá đúng sự tác động đến các loài động thực vật quý hiếm cũng như các hệ sinh thái tại lòng hồ...
Theo phân tích của các nhà khoa học, báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã bỏ qua hoặc không đầy đủ các chi tiết đánh giá cần thiết bao gồm: thay đổi hệ sinh thái, cản đường di cư của cá, đời sống hoang dã, di dân và sinh kế, quản lý và bảo vệ rừng, thay đổi môi trường sống các loài hoang dã, vấn đề bão hòa nước, thay đổi mực nước, xói lở hạ lưu, bồi lắng lòng hồ, phân tầng thủy nhiệt. Các đánh giá tác động môi trường và xã hội chưa đề cập hết các rủi ro và sai lầm tiềm ẩn.
Ông Nguyễn Đình Xuân, giám đốc vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh (nguyên ủy viên Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội), nói: “Không chỉ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, hiện còn cả chục thủy điện đang mọc lên. Tôi rất lo ngại việc thay đổi thể chế dòng sông sẽ làm thay đổi vùng ngập nước ở vườn quốc gia Cát Tiên”.
Kết luận hội thảo, các đại biểu thống nhất đề nghị Bộ Tài nguyên - môi trường khẩn trương đánh giá môi trường chiến lược đối với việc quy hoạch phát triển thủy điện trên toàn lưu vực sông Đồng Nai, nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên nước trong lưu vực.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.