Môi trường
Chuyện nuôi tôm hay tài nguyên môi trường bị bán rẻ
(14:40:39 PM 13/05/2013)Ồ ạt nuôi tôm thẻ chân trắng
Từ lâu, các chuyên gia ngành thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm hạn chế việc nuôi kết hợp giữa tôm sú với tôm thẻ chân trắng (TCT) trên cùng một diện tích canh tác vì con tôm TCT mang nhiều mầm bệnh, khó phòng trừ. Tuy nhiên, do rủi ro tôm sú cao nên vụ nuôi tôm này người dân bất chấp khuyến cáo, ồ ạt thả nuôi tôm TCT cùng con tôm sú , hậu quả cả 2 cùng chết sạch. Ông Đỗ Văn Dân, (ấp 1B, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) có diện tích nuôi thủy sản gần 1ha, thả 15.000 con sú post và 20.000 con TCT, với tổng chi phí đầu tư hơn 7 triệu đồng, sau khi thả nuôi được hơn 1,5 tháng tuổi thì bị nhiễm bệnh và lần lượt chết sạch. Ông Châu Văn Hà, cùng xã với ông Dân cũng cùng chung số phận. Mặc dù ao tôm của ông Hà cách rất xa với ao của ông Dân, nhưng hơn 2 ha nuôi tôm sú kết hợp với TCT, tổng cộng thả nuôi 30.000 con giống, đến khoảng 2 tháng tuổi thì phát hiện tôm bị nhiễm bệnh và chết. Đó là 2 trong hàng trăm hộ nuôi tôm theo kiểu kết hợp “mù” diễn ra tại huyện Phước Long, hậu quả cả con tôm sú và tôm TCT thiệt hại nặng.
Người nuôi tôm cho rằng, tôm chết là do nhiều nguyên nhân, thua keo này bầy keo khác; họ không biết chính kiểu “sản xuất mù”, chạy theo phong trào đã tác hại không nhỏ đến môi trường sinh thái. Hậu quả, sẽ làm môi trường nước, đất nhiễm mầm bệnh, khó sản xuất cho những vụ tiếp theo. Kỹ sư Phạm Hoàng Vũ, Trưởng Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Phước Long cho biết: Tôm TCT là loại tôm trung gian, mang nhiều mầm bệnh, dễ phát tán, lây bệnh đối với các loại tôm khác, nếu như khi thả nuôi mà con giống không được xét nghiệm, kiểm soát sạch bệnh.
Vụ nuôi tôm mới 2013, huyện Phước Long thả nuôi gần 20.000 ha, tăng trên 2.000 ha so với năm 2012; trong số này, có một phần lớn diện tích thả nuôi kết hợp giữa tôm sú và TCT, hậu quả là cả tôm sú và tôm TCT chết hàng loạt.
Thiệt hại khôn lường
Ngay từ những ngày đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của những năm 1990, các chuyên gia, ngành chuyên môn đã khuyến cáo và quy hoạch nuôi riêng biệt giữa tôm TCT và tôm sú. Theo đó, nếu nuôi tôm TCT thì phải tách riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thủy lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và TCT. Theo vua tôm Võ Hồng Ngoãn, TCT là loại tôm khó nuôi, mang nhiều dịch bệnh nếu không am hiểu kỹ thuật, xử lý triệt để mầm bệnh thì dễ phát sinh và lây lan rất nhanh ra các loại thủy sản khác. Điều mà ông Ngoãn khuyến cáo hàng đầu là, nếu ai không nắm chắc kỹ thuật, ít vốn thì tuyệt đối không nên nuôi tôm TCT. Trong khi, tôm TCT chỉ cho phép nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp, với những điều kiện kỹ thuật khắt khe, mà người dân ồ ạt chuyển sang nuôi tôm TCT theo mô hình quảng canh tràn lan thì thiệt hại sẽ khôn lường.
Tìm hiểu nhiều người dân, họ chuyển sang nuôi tôm TCT là vì nhiều vụ liên tiếp thất bại ở tôm sú; dịch bệnh trên tôm diễn ra tràn lan, tính rủi ro cao. Phần lớn hộ nuôi tôm TCT lại mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, giá rẻ. Mua được con giống chất lượng thì phải đặt hàng trước hàng tháng với giá cao khoảng 80 đồng/con; ngược lại mua con giống trôi nổi chỉ với giá khoảng 30 đồng/con, bày bán tràn lan tại các chợ…
Kỹ sư Nguyễn Thanh Phong, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long cho biết: Mặc dù địa phương, ngành chức năng có cơ cấu lịch thời vụ, lựa chọn cây, con sản xuất phù hợp, mang tính bền vững, nhưng những vụ gần đây liên tiếp xảy ra dịch bệnh trên tôm sú, giá cả bất bênh... thì không ai dám bảo đảm rằng nuôi thành công ở vụ này. Người nuôi tôm có chung suy nghĩ, thời gian sinh trưởng tôm TCT ngắn hơn tôm sú (khoảng 3 tháng/vụ), giá con giống rẻ, lại là loại tôm mới, nên hi vọng thành công nhiều hơn thất bại.
Theo số liệu thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, từ đầu vụ nuôi năm 2013 đến nay, đã có hơn 13.000 ha tôm nuôi bị chết; trong đó mức độ thiệt hại từ 30%-70% hơn 12.000 ha, tôm nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp hơn 600 ha, làm thiệt hại kinh tế lên đến hàng chục tỷ đồng.
Hướng đến xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững
Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 125.000 ha; trong đó nuôi theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp khoảng 15.000 ha, còn lại là áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm - rừng, tôm - lúa xen canh… Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh xây dựng hệ thống, mạng lưới sản xuất, mua bán con giống đến các vùng nuôi tôm. Tuy nhiên, tổng số trên 300 cơ sở sản xuất, thuần dưỡng con giống hiện có trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 5 tỷ con/năm; nhu cầu con giống thả nuôi của cả tỉnh lên đến 15-17 tỷ con/năm. Sự mất cân đối trong cung - cầu đã dẫn đến tình trạng con giống trôi nổi tràn lan trên địa bàn, phần lớn nguồn con giống này đều “né” kiểm dịch, cơ quan quản lý không có cách nào kiểm soát nổi, phó mặc cho người nuôi tự chọn lựa và tự chịu may rủi.
Tại hội nghị cấp khu vực bàn về quản lý chất lượng tôm giống vừa diễn ra tại Bạc Liêu, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu, khẳng định: Do quy định thiếu chặt chẽ nên việc tiêu hủy tôm giống và tôm bố mẹ bị bệnh trên địa bàn tỉnh rất hạn chế. Điều này gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm, cũng như gây tổn thất kinh tế đối với công ty tôm giống làm ăn chân chính. Hơn nữa, thực tế nguồn cung thiếu, giá con giống không chỉ đẩy lên cao theo từng thời vụ, mà tôm kém lượng cỡ nào, từ thấp đến cao đều có người mua theo đúng nghĩa “tiền nào của nấy”.
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi tôm, tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các địa phương siết chặt tình trạng nuôi tôm tự phát, chạy theo phong trào, phá vỡ quy hoạch; đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm nạn mua bán con giống trôi nổi, sản xuất theo hướng “mù”, tác động xấu đến môi trường sinh thái. Trước mắt, tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người dân nhân rộng sản xuất các mô hình nuôi mang tính bền vững như: Nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, mô hình tôm - lúa xen canh, kết hợp, tôm - cá - cua… Ông Trần Văn Út, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong năm 2013 này, tỉnh Bạc Liêu giao cho Hội Nông dân phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng 70 ha nuôi tôm theo mô hình an toàn sinh học ở tất cả các địa phương trong tỉnh và dần tiến đến nhân rộng đại trà trong dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.