Môi trường
Chống xả thải bằng quan trắc tự động
(10:12:41 AM 08/08/2011)Dùng nước sông pha loãng để xả thải
Theo đó, Sở TN-MT đề xuất Tổng Công ty Sonadezi chỉ đạo Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi nhanh chóng làm việc với các DN dệt nhuộm trong KCN Long Thành, yêu cầu các DN này giảm lưu lượng nước thải để phù hợp với năng lực xử lý hiện tại của nhà máy xử lý nước thải tập trung (gọi tắt là nhà máy). Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, hiện nhà máy đang xử lý khoảng 8.000 m3 nước thải/ngày đêm cho 65/66 DN trong KCN Long Thành. Trong đó, phần lớn là nước thải từ các DN dệt nhuộm với các thông số ô nhiễm rất cao. Nhà máy thu phí xử lý nước thải là 6.400 đồng/m3.
Năng lực xử lý nước thải của nhà máy này đang bất ổn. Trong vụ nhà máy bị C49 bắt quả tang xả thải vượt chuẩn, biên bản làm việc giữa hai bên cho thấy: “Nước thải sau xử lý chảy vào hồ hoàn thiện có nhiệt độ cao, màu đen đậm và có mùi hôi. Khảo sát thực tế thấy các bể xử lý vi sinh có dấu hiệu đã bị hư hỏng, hệ thống đường ống dẫn hóa chất vào bể khử trùng không hoạt động, bộ phận khử màu không hoạt động”. Ngoài ra, theo biên bản, trong quá trình xử lý nước thải, nhà máy đã bỏ qua công đoạn xử lý hóa lý (tại module số 1) vì công đoạn này đang phải cải tạo, sửa chữa.
Lãnh đạo nhà máy thừa nhận để đạt quy chuẩn về độ màu của nước thải đầu ra, nhà máy đã dùng nước sông để pha loãng trước khi xả thải. Cụ thể, lợi dụng thủy triều lên, nhà máy cho nước sông tràn vào hồ sinh thái để pha loãng nước thải ở đây. Khi thủy triều rút sẽ kéo theo toàn bộ nước thải trong hồ này ra rạch Bà Chèo rồi đổ ra sông Đồng Nai.
Dùng thiết bị quan trắc kiểm tra
Khi được hỏi: “Chẳng lẽ Sở TN-MT cứ để C49 vào bắt quả tang mới biết DN gây ô nhiễm? Giải pháp sắp tới để giám sát DN là gì?”, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh này đang lập dự án xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động"> tự động đặt ở các KCN. Bước đầu, việc xây dựng, vận hành hệ thống sẽ dùng tiền ngân sách. Dự kiến, số tiền đầu tư cho hệ thống này không nhỏ.
Đi trước Đồng Nai, tỉnh Bình Dương mới đây vừa khánh thành hệ thống quan trắc nước thải tự động"> tự động và gắn camera theo dõi các nguồn nước thải với chi phí 28 tỉ đồng. Hệ thống này mới đặt ở 6 KCN: Việt Nam-Singapore, Đồng An, Việt Hương I, Sóng Thần I-II, Mỹ Phước I và 15 DN khác có lượng thải từ 2.000 m3/ngày đêm trở lên. Theo Sở TN-MT tỉnh Bình Dương, hệ thống này giúp cơ quan chức năng quan sát 24/24 giờ quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước xả thải của các DN. Ngoài ra, hệ thống còn đo đạc các thông số để đánh giá chất lượng nước thải, giúp lấy mẫu nước thải từ xa xem như bằng chứng để cơ quan chức năng xử phạt DN.
Doanh nghiệp vẫn có thể xả trộm Chiều 7-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Lê Minh Châu, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Bình Dương, cho biết hệ thống quan trắc của Bình Dương đang trong giai đoạn thử nghiệm nên khó có thể đánh giá chính xác tính hiệu quả. DN vẫn đủ sức đối phó để xả trộm, xả vượt chuẩn mà không bị phát hiện. Cụ thể, việc lắp đặt hệ thống trên chỉ giúp cơ quan chức năng quan trắc, quan sát ở một vị trí, một tầm nhìn cố định. DN hoàn toàn có thể chạy đường cống khác để né thiết bị quan trắc, camera. Đồng tình với quan điểm này, một cán bộ thuộc Sở TN-MT Bình Dương nhìn nhận: “Quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo vệ môi trường của DN. Nếu DN không biết tự trọng, bất chấp tất cả vì lợi nhuận, tìm mọi thủ đoạn để xả lén thì công nghệ giám sát dù có tân tiến đến mấy cũng có lỗ hổng của nó”. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.