Thứ tư, 27/11/2024, 16:38:33 PM (GMT+7)

“Cạo trọc” rừng Thạch Nham

(09:19:49 AM 16/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Từ đầu năm đến nay, hàng trăm hecta rừng phòng hộ đầu nguồn công trình thủy lợi Thạch Nham (Quảng Ngãi) đã bị tàn phá, “hô biến” thành những rẫy keo, rẫy mì (sắn).

 

 

 

Một diện tích rừng phòng hộ hơn 5ha bị đốn hạ tan tành, nhường chỗ cho cây mì vừa nhú khỏi mặt đất - Ảnh: DUNG QUẤT

 

Đầu tháng 7, đã hai tháng trôi qua sau vụ phá rừng phòng hộ tại xã Sơn Cao (huyện Sơn Hà) nhưng dấu tích của nạn phá rừng vẫn còn “nóng”. Có ngày, sau khi đo đạc lại, diện tích rừng bị triệt hạ tại đây lên đến 6ha. Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Sơn Hà Lê Đỉnh ngao ngán: “Ngày nào cũng nghe người dân báo có người phá rừng, đến nơi thì chỉ còn những vạt rừng bị đốn hạ tan tành, cây gỗ nằm lăn lóc, còn người phá rừng chẳng thấy đâu”.

 

Theo chân những cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Sơn Hà đi kiểm tra diện tích rừng keo phòng hộ tại tiểu khu 192 và 193 (thôn Gò Ra, xã Sơn Thành) vừa bị lâm tặc đốn hạ, khi lên đến đỉnh đồi một cảnh tượng tan hoang hiện ra. Nguyên cánh rừng keo phòng hộ hơn mười năm tuổi nằm la liệt. Số khác lá vẫn còn xanh nhưng dưới gốc cây đã được cạo vỏ đã héo lại. Nhiều gốc keo nhựa chảy ra đặc quánh. Đáng nói, vụ phá rừng chỉ cách UBND xã Sơn Thành chừng 15 phút đi bộ.

 

Ông Đinh Văn Hời, chủ tịch UBND xã Sơn Thành, phân trần: “Để rừng phòng hộ bị phá, chúng tôi cũng có trách nhiệm trong đó. Nhưng dân phá rừng vào ban đêm nên khó bắt quả tang. Lại là người địa phương nữa, ai cũng đói nghèo nên căng thẳng vô cùng...”. Không chỉ ở các xã mà ngay UBND thị trấn Di Lăng, cách trung tâm huyện Sơn Hà chưa đầy 500m, hàng chục hecta rừng phòng hộ khác cũng đang nghi ngút khói. Từ xa nhìn thấy những ngọn đồi được san bằng bóng nhẵn. Anh Đinh K Rin, tổ phó tổ bảo vệ rừng 30A, thôn Gò Ra, kể: “Sau Tết Nguyên đán chừng một tháng, nạn phá rừng bắt đầu. Anh em chúng tôi huy động hết lực lượng để bảo vệ rừng nhưng đâu lại vào đấy. Nhiều lần đang ngủ nghe người dân báo, anh em cấp tốc lên đường, nhưng lên đến nơi lâm tặc đã chuồn mất”.

 

Nạn phá rừng diễn ra tràn lan và ngày càng tinh vi hơn không chỉ ở Sơn Hà mà các địa phương có rừng phòng hộ đầu nguồn như Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng... cũng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Ông Đoàn Ngọc Thạch, giám đốc Ban quản lý rừng đầu nguồn Thạch Nham, cho hay sau khi tỉnh Quảng Ngãi có quyết định chuyển đổi 6.800ha rừng phòng hộ thuộc chương trình 661 và 327 sang rừng sản xuất thì mức độ phá rừng diễn ra ngày càng tàn khốc hơn. “Nói thật chúng tôi phải quản lý gần 40.000ha rừng trong khi nhân lực thiếu nên không tài nào kiểm soát hết được. Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm Sơn Hà, từ đầu năm đến nay hạt đã bắt giữ 40 vụ vận chuyển gỗ rừng trái phép và hàng chục vụ phá rừng” - ông Thạch cho biết.

DUNG QUẤT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Cạo trọc” rừng Thạch Nham

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI