Thứ năm, 23/01/2025, 17:34:12 PM (GMT+7)

Bờ biển An Biên ngày càng sạt lở nghiêm trọng Tin ảnh

(08:44:15 AM 22/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Bờ biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang được biết đến với nhiều bãi bồi tạo ra nhiều sản vật phục vụ đời sống của người dân ven biển. Tuy nhiên, do tác động của môi trường, hiện nay vùng đất ven biển này ngày càng bị sạt lở nghiêm trọng, có nơi nước biển lấn sâu vào vài trăm mét; trong đó Mũi Rảnh thuộc địa bàn xã Tây Yên là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Vì dần bị mất rừng, mất đất do sạt lở mà gia đình ông Dương Văn Nhơn, ngụ ấp Rạch Cóc, xã Tây Yên phải chuyển nhà nhiều lần. Hiện nay, căn nhà ông đang ở cũng có nguy cơ sạt lở. Theo ông Nhơn, cứ một năm trôi qua là đất bị lở vào 5 - 6m. Ông về ở đây từ năm 1981 đến nay thì đất lở tính từ mé đê hiện tại đã ra hơn 1 km và giờ sắp “nuốt” nhà ông lần nữa nên gia đình chuẩn bị phải dời tiếp vào trong.

 


Ảnh minh họa

 

Anh Nguyễn Văn Hồi là người lái đò dọc lâu năm ngụ ấp Thứ Nhất, xã Tây Yên cho biết, trước đây khu vực này cây rừng rất xanh tốt, nguồn lợi thủy sản nhiều, người dân còn xây dựng nhà cửa để ở và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, nhưng 10 năm trở lại đây sóng biển đánh vỡ đai rừng phòng hộ và ngay cả con đê quốc phòng cũng bị sóng đánh. Chính những mảng bê tông còn lại là dấu tích của những ngôi nhà dân bị sóng đánh sập. Theo anh Hồi, trước đây có các cây mắm mọc trên các bãi bồi thì tình trạng sạt lở ít xảy ra, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây bắt đầu sóng đánh sâu dần vào đất liền kể cả con đê “chắn sóng” cũng bị sóng đánh lở.

Tại ấp Rạch Cóc, xã Tây Yên, trước đây các hộ dân ở đây được cấp đất sản xuất, mỗi năm trồng hai vụ lúa. Nhưng, hiện nay, do ảnh hưởng nước biển dâng cao, một phần diện tích bị cuốn trôi, phần đất còn lại nhà nước trưng dụng trồng rừng, đắp đê quốc phòng nên hiện nhiều gia đình không còn đất canh tác.

Tại xã Nam Thái A, sau khi thu hoạch vụ đông xuân 2013, nông dân bắt tay vào cải tạo vuông nuôi tôm. Nhờ nuôi tôm nhiều hộ nơi đây đã thoát nghèo. Thế nhưng, năm nay do nắng hạn kéo dài, chênh lệch độ mặn trong vuông đã vượt quá sức chịu đựng của tôm nên xảy ra tình trạng tôm nuôi chết hàng loạt.

Hiện nay, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương trong tỉnh Kiên Giang. Mặc dù nước trên các kênh, rạch lớn, nhưng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp lại thiếu. Một số xã phía Tây sông Hậu và vùng Tứ giác Long Xuyên hiện vẫn chưa xuống giống vụ hè thu được, điều này ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa kịp thời vụ và rất có thể sẽ bị ảnh hưởng của lũ năm nay.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các địa phương tỉnh Kiên Giang đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, như: Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ; xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đê bao; quy hoạch lại vùng sản xuất thích ứng với điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bờ biển An Biên ngày càng sạt lở nghiêm trọng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI