Môi trường
Bình Định: Dầu tràn đang gây thiệt hại ngư dân
(17:09:14 PM 08/07/2013)Cá chết hàng loạt
Sáng ngày 8.7, chúng tôi đến khu vực biển Hải Minh Trong, nơi nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản bằng bè lồng đang khốn khổ bởi hiện tượng dầu tràn. Mặt nước biển ở khu vực này rộng hơn 4 ha loang lổ một loại dầu màu đen và dầu đã tấp vào các bè lồng của ngư dân. Ông Tôn Đức Hải, ở tổ 46, KV9 phường Hải Cảng đã đầu tư trên 1,2 tỉ đồng đóng 82 lồng, mỗi lồng 3 m2 mặt nước nuôi 2 vạn con cá bớp, chẽm, hồng, mú, dìa và 60 vạn con hàu đang kỳ thu hoạch- lo lắng nói: Khoảng 2 giờ sáng ngày 7.7, sóng biển đã đẩy dầu từ hướng khu vực biển Hải Minh Ngoài vào khu vực Hải Minh Trong và tấp vào các lồng nuôi cá của chúng tôi. Mặt nước trong các bè lồng bị dầu phủ dày gần 1 cm, cá không thở được. Hoảng quá, chúng tôi đã sử dụng phao nổi giăng chung quanh các lồng bè để hạn chế dầu tiếp tục dạt vào, đồng thời huy động tất cả các thành viên trong gia đình dùng vợt vớt dầu từ hôm qua đến giờ được 10 thùng (mỗi thùng 20 lít) đưa lên đất liền đổ, nhưng vẫn chưa hết. Hiện có một số con cá hồng đã bị chết, các loại cá khác cũng có hiện tượng lờ đờ, khiến chúng tôi rất lo lắng.”
Đồng cảnh ngộ với ông Hải là hộ Nguyễn Văn Thành, ở KV7 phường Ngô Mây. Lồng bè của ông Thành cũng bị dầu bám đen sì, đàn cá (trên 900 con cá bớp, 1.500 con cá mú và 3.000 con cá hồng) thả nuôi trong 30 ô lồng trị giá trên 390 triệu đồng của gia đình ông có nguy cơ mất trắng. “Tôi nuôi cá ở khu vực này rất nhiều năm, nhưng chưa bao giờ thấy hiện tượng dầu tràn nhiều đến vậy. Mặt nước trong các lồng đều đã bị dầu phủ kín, chúng tôi sử dụng vợt vớt dầu từ hôm qua đến giờ mà không hết. Ngày hôm nay, chúng tôi đã giảm khẩu phần của cá vì sợ thả thức ăn xuống nước sẽ dính dầu, cá ăn phải thức ăn dính dầu bị bệnh đường hô hấp và đường ruột. Nhưng cách làm này không hiệu quả bởi cá đói nên đã nổi lên mặt nước và ăn phải dầu, một số con cá mú đã bị chết…”
Chúng tối tiếp tục đến khu vực biển Hải Minh Ngoài, nơi có nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản bằng bè lồng. Điều đáng lo ngại là mặt nước ở khu vực này bị nhiễm dầu nặng hơn và đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt. Chỉ tay về bè lồng của mình, nơi có hàng ngàn con cá chết trắng bụng, nổi lềnh bềnh trên mặt nước, ông Phạm Thành Đồng ngao ngán: “Hơn 3 tháng nay, tôi chăm sóc 15.000 con cá chẽm rất cẩn thận, thấy cá lớn từng ngày, tôi mừng lắm. Ai ngờ dầu tràn tấp vào lồng dày đặc đã làm cá chết trắng cả lồng. Hôm qua vớt 8.000 con cá bị chết, hôm nay cho cá ăn chẳng thấy cá lên, kéo đáy lồng lên thấy cá chết dày cả đáy. Chi phí đầu tư và chăm sóc cá trên 150 triệu đồng phút chốc đã tiêu tan mất rồi.” Cạnh lồng bè của hộ ông Đồng có nhiều lồng bè của các hộ dân khác cũng đang bị dầu tấp vào dày đặc, người dân rất lúng túng trong việc xử lý hiện tượng dầu tràn.
Chưa xác định được nguyên nhân
Theo nhiều ngư dân nuôi trồng thủy sản ở đây, hiện tượng dầu tràn xuất phát từ khu vực biển Hải Minh Ngoài, nơi có một chiếc tàu chở dầu đen mới bị bị chìm. Dầu không những xuất hiện ở khu vực Hải Minh Trong, Hải Minh Ngoài mà cả khu vực ven biển dọc tuyến đường Xuân Diệu thuộc phường Hải Cảng, phường Trần Phú cũng có rất nhiều dầu đang trôi nổi trên mặt nước…
Trước hiện tượng tràn dầu làm ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động nuôi trồng thủy sản của ngư dân, sáng ngày 8.7, ngành chức năng của tỉnh và TP Quy Nhơn đã đến khu vực biển Hải Minh Trong, Hải Minh Ngoài để tìm hiểu nguyên nhân đồng thời hướng dẫn ngư dân áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thiệt hại. Ông Phan Tuấn, Phó phòng Kinh tế TP Quy Nhơn cho biết: “Khoảng 10 giờ sáng ngày 7.8, nhận được tin báo từ phường Hải Cảng về hiện tượng dầu tràn ở khu vực biển Hải Minh, chúng tôi đã phối hợp với cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh và chính quyền phường Hải Cảng đến các khu vực có dầu tràn để kiểm tra tình hình thực tế và tìm hiểu nguyên nhân, nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa xác định được. Sáng ngày 8.8, chúng tôi tiếp tục phối hợp với chính quyền phường Hải Cảng đưa tàu và thuê thợ lặn lặn xuống khu vực biển phao số 3- nơi mà người dân cho rằng có tàu chở dầu mới bị chìm, để tìm kiếm tàu nhưng cũng chưa phát hiện tàu chìm.”
Cũng theo ông Tuấn, nhằm hạn chế thiệt hại cho các hộ nuôi trồng thủy sản ở khu vực Hải Minh Trong và Hải Minh Ngoài, trước mắt chúng tôi hướng dẫn ngư dân tự chế hệ thống phao nổi để lắp đặt chung quanh các bè lồng, nhằm hạn chế dầu tấp vào, đồng thời phun nước để rửa trôi dầu trên mặt nước và tạo ôxy cho cá. Còn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh), cho biết: “Thực tế đáng lo ngại hơn chúng tôi tưởng nhiều, bởi mặt nước trong các bè lồng nuôi trồng thủy sản của ngư dân đã và đang bị nhiễm dầu rất nặng, khó có thể khắc chế được hiện tượng này. Ngoài việc sử dụng biện pháp thủ công để vớt dầu, trước mắt ngư dân nên sử dụng các loại thức ăn chìm dưới nước, để cá không lên mặt nước ăn thức ăn dính dầu, nhằm hạn chế thiệt hại.”
Hiện tượng tràn dầu đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động nuôi trồng thủy sản của ngư dân phường Hải Cảng. Bà con mong ngành chức năng và chính quyền địa phương nhanh chóng tìm biện pháp để hỗ trợ ngư dân hạn chế thiệt hại, đồng thời sớm tìm nguyên nhân khắc phục thực trạng này.
Người dân nuôi trồng thủy sản ở Hải Minh Trong vớt dầu trong lồng.
Người dân sử dụng những dụng cụ thô sơ gom dầu tràn trong các lồng nuôi.
Cá hồng chết do tràn dầu.
Người dân sử dụng phao tự tạo khoanh vùng nhằm tránh dầu tràn vào các lồng cá.
Cá mú và các loại cá khác chết nổi lên mặt nước.
Người dân mua và lắp đặt hệ thống phao tự tạo để ứng phó với sự cố tràn dầu.
Cá giò (cá kình) là loại cá tự nhiên cũng chết hàng loạt.
Cá chẽm của một hộ ở Hải Minh Ngoài bị chết chìm hàng loạt dưới mặt nước được người dân kéo lưới, thu gom đem tiêu hủy
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.