Thứ bảy, 18/01/2025, 13:14:17 PM (GMT+7)

10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước của năm 2016 Tin ảnh

(10:00:00 AM 31/12/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 31 tháng 12 năm 2016,Tin Môi Trường cùng các nhà báo chuyên viết về lĩnh vực môi trường trong nước đã cùng bình chọn 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước của năm 2016. Đây là năm thứ 6, Tin Môi Trường cùng các nhà báo tổ chức hoạt động bình chọn thường niên này. Theo đó, trong năm 2016, 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước đã được các nhà báo bình chọn như sau (kết quả được sắp xếp theo thứ tự thời gian).

1.Việt Nam có nhà máy tái chế lốp ô tô phế thải đầu tiên

 

10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Sáng 29/3, nhà máy sản xuất đồ dùng, thiết bị từ lốp cao su phế thải Sagama Việt Nam được khánh thành tại tỉnh Vĩnh Phúc.  Sagama Việt Nam là nhà máy đầu tiên của Việt Nam có mô hình tái chế rác thải từ lốp cao su thành đồ dùng thường ngay như: thảm cao su, đệm cao su, sân đá bóng cỏ nhân tạo… 
 
Theo ước tính, mỗi năm nước ta thải ra khoảng 400.000 tấn cao su phế liệu (tương đương với 30.000 tấn/tháng). Chính vì vậy, việc xử lý rác thải từ lốp cao su luôn là vấn đề nan giải, bởi đặc thù của cao su là rất khó phân huỷ, phải mất vài chục năm thì cao su mới phân hủy được vào đất. Từ trước đến nay, hầu hết các nơi đều xử lý rác thải từ lốp cao su bằng các đốt hoặc ép ra thành dầu đốt, tuy nhiên cả 2 cách này đều khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
 Chính vì đó, nhà máy sản xuất hạt cao su, gạch và thảm cao su từ lốp xe ô tô phế thải được xây dựng nhằm đáp ứng lượng lớn lốp xe ô tô phế liệu bỏ đi. Với công nghệ sản xuất chủ yếu là xén thật nhỏ các loại rác phế thải từ cao su thành những hạt cao su nhỏ sau đó ép thành các đồ dung thường ngày hoặc làm sân cỏ nhân tạo nên việc ảnh hưởng đến môi trường do đun, đốt là không có.

2. Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ra thảm họa môi trường biển tại Miền Trung
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Đầu tháng 4, hiện tượng cá biển chết hàng loạt khởi nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lan ra suốt một dải 200 km bờ biển miền Trung.
 
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đối diện với thảm họa môi trường ảnh hưởng cuộc sống của hàng triệu người. 39.000 ngư dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế mất việc, tàu thuyền nằm bờ suốt 8 tháng. Ngành khai thác thủy sản giảm 20% sản lượng, khiến GDP cả nước tăng dưới 6% sau 9 tháng.
 
Hơn 2 tháng, cả hệ thống chính trị vào cuộc truy tìm nguyên nhân, thủ phạm được chỉ ra là chất thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã hủy diệt hệ sinh thái một vùng đáy biển. Lãnh đạo Công ty này đã cúi đầu xin lỗi nhân dân Việt Nam, bồi thường thiệt hại 500 triệu USD. Chính phủ cũng tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ siết chặt quản lý các nguồn ô nhiễm biển, hỗ trợ dân khôi phục sinh kế. 
 
Tuy vậy, "bao giờ biển miền Trung phục hồi?" vẫn là câu hỏi nhức nhối khi 154 loại hải sản trong vòng 13,5 hải lý gần bờ 4 tỉnh miền Trung chưa an toàn. Các nhà khoa học đánh giá phải mất hàng trăm năm để khắc phục hoàn toàn ô nhiễm.
 
3. Việt Nam-Hoa Kỳ ra Tuyên bố chung về chống biến đổi khí hậu
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Ngày 22/5, tại thủ đô Washington (sáng 23/5 theo giờ Hà Nội), Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chống biến đổi khí hậu. Trong đó nhất trí về sự cần thiết phải ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt.
 
Tuyên bố nhấn mạnh Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ phối hợp cùng nhau để thực thi Thỏa thuận Paris như một phần trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của các quyết định đầu tư trong vòng 5 năm tới, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng và sử dụng tài nguyên đất, trong đó có đất canh tác, để chuyển đổi sang một nền kinh tế phát thải khí thải thấp nhằm đáp ứng các mục tiêu được đề ra trong Thỏa thuận Paris, đồng thời vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế.
 
4. Vỡ bờ bao, chất thải titan nhuộm đỏ biển tại tỉnh Bình Thuận
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Rạng sáng 16/6, bờ bao hồ chứa chất thải khai thác titan của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Quang Cường ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) đã bị vỡ. Hồ chứa rộng khoảng 3.000m2, phục vụ việc chứa chất thải khai thác titan.
 
Sự cố vỡ bờ bao hồ chứa khiến khu du lịch Hiếu Nam và nhà dân bị ảnh hưởng, cát đọng lại dày khoảng 0,5m. Do lượng nước thải quá lớn nên đã tràn ra bãi biển Thuận Quý, khiến vùng biển tại đây bị nhuộm đỏ. Hàng trăm mét khối nước và cát đã tràn ra đường, tràn vào các khu du lịch, một số nhà dân lân cận và đổ ra bãi biển Thuận Quý. Tuyến đường Phan Thiết-Hàm Thuận Nam bị gián đoạn. 
 
Nguyên nhân được xác định là do ngày 15/6 trời mưa quá lớn, lượng nước mưa nhiều dẫn đến tình trạng vỡ bờ bao hồ chứa chất thải khai thác titan của công ty. 
 
5. Huế được vinh danh là "Thành phố Xanh quốc gia của Việt Nam năm 2016"
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Ngày 28/6, tại Huế, Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên  (WWF) đã trao danh hiệu "Thành phố Xanh quốc gia của Việt Nam năm 2016" cho TP Huế. 
 
 Để đạt danh hiệu này, TP Huế đã vượt qua các tiêu chí khắt khe của chương trình để lọt vào danh sách các "Thành phố Xanh" trên thế giới, với cam kết đến năm 2020 giảm 20% mứcphát thải khí nhà kính so với mức phát thải năm 2011.
 
Kèm theo đó là 7 kế hoạch hành động như chú trọng xanh hóa đô thị, phát triển du lịch xanh, xử lý nước và rác thải hiệu quả, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo và nguyên liệu xây dựng thân thiện môi trường.
 
6. Khởi công Dự án chống ngập 10.000 tỷ tại TP.HCM
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Sáng 26/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và lãnh đạo các bộ, ngành đã dự lễ khởi công xây dựng dự án “Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét điểm yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), tiến độ thực hiện dự án là 36 tháng (từ năm 2016 – 2018).
 
Dự án với 6 cống kiểm soát triều bao gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Quy mô mỗi cống rộng từ 40-160m2, xây một trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 18m3/s, 1 trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 24m3/s, một trạm bơm cống Phú Định công suất 18m3/s. Dự án xây dựng đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật  đến Sông Kinh khoảng 7,8km đê/kè ở các đoạn xung yếu, các cống nhỏ có khẩu độ từ 1,0m-10,0m từ Vàm Thuật đến Mương Chuối. Xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống Scada. Địa điểm xây dựng các công trình thuộc các địa bàn quận 1,4,7,8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.
 
7. Bãi rác Đa Phước là thủ phạm gây mùi hôi ở Nam Sài Gòn
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Ngày 29/9, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 9, trong đó có công bố nguyên nhân mùi hôi ở khu vực Nam Sài Gòn trong thời gian qua.  Ông Hoan dẫn báo cáo vừa được UBND TP.HCM gửi Thủ tướng về tình trạng mùi hôi ở khu vực Nam Sài Gòn, khẳng định mùi hôi đó chính là mùi rác. Mùi rác xuất phát từ các bãi chôn lấp hở và hồ chứa nước rỉ rác tại Công ty Xử lý chất thải Việt Nam (VWS - huyện Bình Chánh, TP.HCM). Theo ông Võ Văn Hoan, khi các địa phương phản ảnh lên, người dân gửi đơn đến, báo chí đưa tin thì TP đã tổ chức khảo sát kiểm tra. Nhóm thứ nhất đi xuống tận các khu dân cư có mùi để kiểm tra. Và nhóm kết luận mùi hôi thỉnh thoảng vài ngày bốc lên 1 lần, tùy theo hướng gió lúc có lúc không. Còn nhóm kiểm tra khẳng định mùi hôi ở Nam Sài Gòn chính là mùi rác.
 
Trước đó, từ tháng 8, người dân ở khu vực Nam Sài Gòn liên tục phản ánh tình trạng mùi hôi liên tục xuất hiện, đặc biệt vào buổi chiều tối. Trong đó, người dân “tố” mùi hôi này xuất phát từ Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh. 
 
Ngày 3/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo UBND TP.HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm tại quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đồng thời, đề xuất phương án giải quyết.

8. 87 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại Việt Nam
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Ngày 19/12, WWF đã công bố báo cáo: Trong 163 loài mới được phát hiện tại Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, có tới 87 loài được phát hiện ở Việt Nam.
 
Báo cáo – Các loài kỳ lạ - được WWF phát hành ngày 19/12, là tập hợp công trình nghiên cứu của hàng trăm nhà khoa học, những người mới phát hiện ra 9 loài lưỡng cư, 11 loài cá, 14 loài bò sát, 126 loài thực vật và 3 loài động vật có vú tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. 
 
Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF-Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một trong những quốc gia có độ đa dạng sinh học cao trong khu vực và sự phát hiện của 87 loài cho thấy vẫn còn rất nhiều tiềm ẩn về giá trị đang dạng sinh học để chúng ta tiếp tục khám phá”.
 
9. Bộ Y tế bác bỏ nghi vấn có 10 làng ung thư
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Chiều ngày  22/12, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế có thông báo chính thức cho rằng 10 làng  ở các địa phương (gồm: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bình Thuận) bị nghi là "làng ung thư" có số mắc ung thư dao động từ 73-169/100.000 dân, không cao hơn số mắc ung thư trung bình toàn quốc là 135/100.000 đối với nữ các 181/100.000 đối với nam.
 
Theo Bộ Y tế, chưa có mối liên quan giữa các trường hợp mắc ung thư và chất lượng nước của người dân tại 10 "làng ung thư" tại các địa phương. Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra kết quả điều tra, đánh giá về 10 làng có nguồn nước bị ô nhiễm nặng, nghi ngờ nguyên nhân gây ung thư.
 
Bộ Y tế cho rằng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường không có chức năng, chuyên môn về y tế nhưng họ lấy mẫu nước, lấy số liệu về bệnh tật rồi đưa ra kết quả về bệnh tật. Do đó, công bố này đã xảy ra sai số lớn, đặc biệt là sai số về tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tại những địa phương này.
 
Vì vậy, ngày 27/12, Bộ Y tế đã lấy mẫu xét nghiệm lại nguy cơ ung thư tại 10 làng ở các địa phương .Theo đó, Bộ Y tế lập Hội đồng khoa học và mời Bộ Tài nguyên-Môi trường trình bày về kết quả điều tra để các thành viên Hội đồng đánh giá.
 
10. Tháng 11 âm lịch, miền Trung vẫn bị ngập lụt lớn
 
10[-]sự[-]kiện[-]môi[-]trường[-]nổi[-]bật[-]trong[-]nước[-]của[-]năm[-]2016
 
Không ai ngờ đến tháng 11 âm lịch (12/2016) mà miền Trung vẫn bị ngập lụt lớn. Chỉ tính riêng đợt mưa lũ từ ngày 12 – 16/12 đã làm 15 người chết, mất tích. Lũ trên các sông lên cao ở mức báo động 2, có nơi trên báo động 3. 
 
Nhiều khu vực xấp xỉ mức lũ lịch sử như ở sông Vệ, sông Kon, sông Ba. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã đầy nước, đang phải xả lũ. Nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt do ngập lụt, sạt lở. Sản xuất bị đình trệ. Đời sống trong vùng thiên tai gặp vô cùng khó khăn và tổn thất nặng nề. Nguyên nhân của đợt mưa lũ được xác định là do không khí lạnh kết hợp nhiễu động đới gió đông. 
 
Đợt mưa lũ từ giữa tháng 10/2016 đến 16/12 đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương. Hơn 316.000 nhà bị ngập, hư hại.Hơn 42.800 ha lúa, 39.000 ha hoa màu bị ngập. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng.
10 sự kiện Môi trường nổi bật trong nước do Tin Môi Trường –Tin nhanh về môi trường Việt Nam - tinmoitruong.com.vn cùng các nhà báo viết về môi trường trong nước bình chọn vào ngày cuối cùng của năm. Đây là sự kiện bình chọn thường niên do Tin Môi Trường tổ chức. 

Năm 2016 là năm thứ 6, Tin Môi Trường và các nhà báo viết về môi trường đã  bình chọn 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước. Kết quả được lựa chọn là những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng, xã hội và sự phát triển của ngành môi trường trong nước. Kết quả năm 2016 đã được bình chọn như trên (kết quả được sắp xếp theo thứ tự thời gian).
Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước của năm 2016

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI