Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Sưởi bếp than: Đưa “thần chết” vào nhà
(09:11:20 AM 10/01/2014)“Thần chết” trong bếp than
Loại than mà chúng ta chế ra than tổ ong dùng làm chất đốt có thành phần chính là than đá, được hình thành từ cách đây hàng triệu năm, do cây cối bị chôn vùi dưới nhiệt độ cao trong lòng đất. Than đá khi cháy sinh ra một lượng nhiệt năng lớn và cho sản phẩm cuối cùng là khí carbonic (CO2) và nước.
Trong quá trình than cháy, không phải tất cả đều cháy hết và cho sản phẩm cuối cùng CO2 mà có nhiều phần cháy dở (cháy không hoàn toàn do than không tiếp xúc hoặc không đủ lượng ôxy cần thiết) nên cho sản phẩm cháy dở là khí carbon monoxid (CO).
Khi đưa một bếp than vào phòng rồi đóng kín cửa, sẽ có ba nguy cơ gây tử vong: thứ nhất là lượng CO tăng cao do phòng thiếu ôxy cần thiết cho sự cháy hoàn toàn, thứ hai là nồng độ CO2 cũng phát thải trong khi than cháy và thứ ba là lượng ôxy bị suy giảm nghiêm trọng do bị tiêu thụ quá nhiều khi bếp than cháy. Cả hai loại khí CO2 và CO đều không màu, không mùi nên không thể phát hiện được khi chúng tăng cao trong phòng kín bằng giác quan con người.
Đốt bếp than tổ ong rồi cho vào nhà đóng cửa sưởi ấm là vô tình đưa thần chết vào nhà.
So với CO2, khí CO còn có độc tính cao hơn rất nhiều lần. CO có ái lực với hồng cầu mạnh hơn ôxy khoảng 250 lần nên khi vào máu, CO gắn chặt với hồng cầu khiến cho hồng cầu mất chức năng chuyên chở ôxy từ phổi tới các tế bào. Mặt khác, CO còn gắn với myoglobin trong tế bào cơ và các cytocrom gây nên tổn thương cơ, đặc biệt là cơ tim và thương tổn hệ thần kinh. Nồng độ khí CO lên tới 0,1% trong không khí đã đủ nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Biểu hiện của ngộ độc khí than
Như đã nói ở trên, ngộ độc khí than chủ yếu do nồng độ CO2 và CO tăng cao trong phòng kín. Các biểu hiện bao gồm mức độ nhẹ như mệt mỏi, đau đầu, nôn, ù tai, chóng mặt; nặng hơn bắt đầu có cảm giác tức ngực, khó thở, nôn mửa dữ dội, mắt nhìn mờ, mỏi cơ; nặng hơn nữa nạn nhân có những cơn co giật, thất điều, liệt cơ, suy hô hấp, phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, hôn mê sâu, tụt huyết áp và tử vong.
Điều hết sức nguy hiểm cần nhấn mạnh ở đây là: mặc dù các biểu hiện được mô tả theo các mức độ từ nặng đến nhẹ, hay nói cách khác, người bệnh hoàn toàn có thể biết được mức độ triệu chứng của mình, nhưng đó là những trường hợp nạn nhân tiếp xúc với khí độc khi chưa ngủ.
Giai đoạn đầu khi đốt lò than trong nhà, lượng CO2 và CO còn thấp, lượng ôxy trong phòng còn cao, mọi người vẫn thấy bình thường và đi ngủ. Khi nồng độ hai chất khí này tăng dần, mức độ ngộ độc bắt đầu tăng khiến cho nạn nhân rất khó cảm nhận khi đã ngủ say. Nguy hiểm hơn là khí CO gây yếu cơ và liệt cơ nếu ngộ độc nặng nên trong nhiều trường hợp, nạn nhân không thể còn phản xạ gì để vùng dậy mở cửa hoặc làm các động tác tương tự để tự giải thoát.
Trong tuyệt đại đa số các trường hợp, nạn nhân đều tử vong với tư thế còn nằm yên trong chăn như đang ngủ và chỉ có một vài trường hợp được tìm thấy nạn nhân tử vong cạnh cửa ra vào (đã bò ra đến cửa nhưng không đủ sức mở ra). Vì vậy, khí CO còn được mệnh danh là “kẻ giết người im lặng” (silent killer).
Mức độ nguy hiểm khi đưa bếp than vào sưởi trong phòng kín còn có sự đóng góp thêm của việc nồng độ ôxy bị sụt giảm và nạn nhân sẽ hầu như không còn cơ hội sống sót nếu như có uống thêm bia rượu hoặc sử dụng ma túy.
Dự phòng như thế nào?
Nguy hiểm là vậy nhưng việc dự phòng tai nạn do đưa “thần chết” vào nhà lại hết sức đơn giản: đó là không nên đưa bếp than vào trong phòng để sưởi. Trường hợp quá lạnh, cần phải sưởi thì cũng có thể nhưng tốt nhất phải mở cửa hoặc thông gió để đảm bảo độ thông thoáng cho căn phòng.
Việc này hết sức quan trọng vì phòng có thoáng thì lượng CO2 và CO sinh ra trong quá trình than cháy sẽ được thoát ra ngoài và lượng ôxy được cung cấp đủ thì than cháy càng hết và lượng khí CO sinh ra càng ít. Có thể đưa bếp vào cho phòng ấm lên sau đó đưa ra ngoài trước khi ngủ. Cũng không nên để bếp than ở đầu giường hoặc ngay dưới gầm giường sẽ rất nguy hiểm do hít phải lượng khí độc cao.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
- Nghệ thuật “né” những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhạy cảm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?