»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:55:19 PM (GMT+7)

MONSANTO HỦY DIỆT MÔI TRƯỜNG - KỲ 3: Nửa thế kỷ Monsanto buôn thần chết

(13:21:50 PM 25/04/2017)
(Tin Môi Trường) - Từ ngày thành lập năm 1901 đến nay, Tập đoàn hóa chất Monsanto của Mỹ đã mang nhiều tai tiếng, từ chất độc da cam, hóa chất PCB, thuốc diệt cỏ Roundup cho đến chất tạo ngọt aspartame.

Kỳ 1: Monsanto: hủy diệt môi trường, đồng phạm chiến tranh...

Kỳ 2: MONSANTO HỦY DIỆT MÔI TRƯỜNG: Monsanto là ai?

 

MONSANTO[-]HỦY[-]DIỆT[-]MÔI[-]TRƯỜNG[-]-[-]KỲ[-]3:[-]Nửa[-]thế[-]kỷ[-]Monsanto[-]buôn[-]thần[-]chết[-]

Một nạn nhân chất độc da cam ở miền Nam Việt Nam không có tay từ lúc chào đời - Ảnh: Reuters
 
Truyền thông, cùng với các phiên tòa liên quan đến Monsanto, đã khắc họa rõ nét gương mặt của tập đoàn gieo rắc thần chết này.
 
Nông dân thắng kiện Monsanto
 
Câu chuyện của người nông dân Paul François 53 tuổi ở thị trấn Bernac (tỉnh Charente, thuộc vùng tây nam nước Pháp) lan truyền khắp thế giới bởi ông là nông dân đầu tiên ở Pháp thắng kiện Monsanto.
 
Ông Paul François canh tác 200ha ngũ cốc. Ngày 27-4-2004, ông rửa bình xịt thuốc và hít phải hơi độc từ dư lượng thuốc diệt cỏ Lasso trong bình.
 
Sau đó ông khạc ra máu, đau đầu, ngất xỉu và hôn mê nhiều lần. Các bác sĩ chẩn đoán hệ thần kinh trung ương của ông đã bị nhiễm độc. Ông phải lui tới bệnh viện như cơm bữa.
 
Nhờ gia đình giúp đỡ, ông bắt đầu điều tra, từ đó biết được thủ phạm khiến ông bị nhiễm độc chính là chất dung môi monochlorobenzene chiếm 50% trong thành phần thuốc diệt cỏ Lasso. Thuốc Lasso đã bị cấm tại Canada năm 1985, tại Bỉ và Anh năm 1992.
 
Tháng 2-2007, ông đi kiện Monsanto với lý do Monsanto biết thuốc Lasso độc hại nhưng vẫn cho lưu hành ở Pháp. Đến tháng 11-2007, đến lượt thuốc Lasso bị cấm lưu hành ở Pháp.
 
Tháng 2-2012, tòa sơ thẩm ở Lyon phán quyết Monsanto phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải bồi thường hoàn toàn cho nông dân Paul François. Ba năm sau, tòa phúc thẩm ở Lyon tuyên y án sơ thẩm.
 
Luật sư của nguyên đơn tuyên bố: “Lần đầu tiên một nhà sản xuất thuốc trừ sâu bị kết án bồi thường cho một nông dân đã nhiễm độc thuốc. Bản án này là điểm khởi đầu cho làn sóng đòi bồi thường, mở ra cánh cửa quy trách nhiệm cho nhà sản xuất”.
 
Báo chí Pháp đã gọi ông Paul François là người đầu tiên phá tan im lặng về mối nguy hại từ thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và thuốc trừ nấm trên cây trồng.
 
Mang tử thần đi khắp thế giới
 
Ngay sau khi tòa sơ thẩm xử cho nông dân Paul François thắng kiện, báo Le Monde của Pháp số ra ngày 16-2-2012 đã đăng bài viết với đầu đề “Monsanto - Nửa thế kỷ tai tiếng về sức khỏe”.
 
Bài báo này cùng với tài liệu của Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan) đã điểm mặt chỉ tên một số sản phẩm độc hại của Monsanto như sau:
 
* Chất da cam: Đây là tên một loại chất diệt cỏ và rụng lá được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Chất da cam gồm hỗn hợp hai thành phần 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) và 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T).
 
Thùng phuy chứa hỗn hợp 2,4-D và 2,4,5-T được sơn vạch màu da cam nên có tên gọi là chất da cam. Dioxin là từ chung để chỉ một nhóm chất. Dioxin có trong chất da cam. Trong các chất dioxin, chất 2,3,7,8-tetraclorodibenzo-p-dioxin (TCDD) là chất độc nhất.
 
Monsanto từng trưng kết quả các công trình nghiên cứu khoa học để chứng minh không có mối liên hệ giữa phơi nhiễm dioxin với bệnh ung thư. Màn kịch dối trá này đã bị Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (trực thuộc chính phủ) lật tẩy vào đầu thập niên 1990.
 
* Thuốc diệt cỏ: Năm 1975, Monsanto đưa ra thị trường thuốc diệt cỏ cực mạnh Roundup (sử dụng hoạt chất glyphosate) và giới thiệu Roundup tốt cho môi trường, có thể phân hủy sinh học.
 
Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu khẳng định glyphosate là tác nhân gây ung thư cho người. Monsanto đã phản bác các nghiên cứu này. Về phần thuốc diệt cỏ Lasso, sản phẩm này đã bị cấm lưu hành từ năm 2007.
 
* PCB: PCB thuộc nhóm chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy đã được Monsanto bán độc quyền từ năm 1935-1979.
 
Báo Washington Post tường thuật hàng ngàn trang tài liệu của Monsanto đóng dấu “Mật: Đọc và hủy” đã chứng minh từ nhiều thập niên qua, Monsanto biết PCB độc hại nhưng vẫn che giấu sự thật.
 
Năm 1975, Monsanto từng nghiên cứu và nhận thấy PCB gây ra khối u nơi chuột thí nghiệm nhưng sau đó thay đổi kết quả từ “gây khối u nhẹ” thành “không gây bệnh ung thư”.
 
Năm 2001, 3.600 cư dân Anniston (bang Alabama, Mỹ) kiện Monsanto. Theo báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, trong gần 40 năm Monsanto đã đổ hàng ngàn tấn chất thải nhiễm PCB ra suối và thiên nhiên ở Anniston.
 
Năm 2002, tòa tuyên Monsanto phải trả 700 triệu USD bồi thường thiệt hại. PCB đã bị cấm sử dụng theo Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân hủy năm 2001. PCB gây ung thư, ảnh hưởng khả năng sinh sản, quá trình phát triển của trẻ và hệ miễn dịch.
 
* Hormone tăng trưởng: Đầu thập niên 1990, Monsanto đã bán sản phẩm công nghệ sinh học đầu tiên mang tên Posilac. Loại hormone tăng trưởng ở bò (rBGH) này là hormone biến đổi gen, giúp kích thích bò cho lượng sữa tăng gần 20%.
 
Thực ra hormone tăng trưởng rBGH gây viêm vú bò, buộc người chăn nuôi phải dùng thuốc kháng sinh trị, dẫn đến dư lượng kháng sinh còn tồn trong sữa.
 
Hiện nay sản phẩm này đã bị hầu hết các nước cấm sử dụng. Năm 1997, Monsanto từng gây sức ép với Đài truyền hình Fox News để ngừng phát phóng sự điều tra về nguy hiểm của Posilac.
 
* Chất tạo ngọt aspartame: Trong hai thập niên 1980 và 1990, Monsanto là một trong những nhà sản xuất chất tạo ngọt aspartame chủ yếu.
 
Từ năm 2000, Monsanto tuyên bố dừng sản xuất aspartame nhưng lại minh định chất tạo ngọt này không gây ra bất kỳ bệnh gì. Dù vậy, các công trình nghiên cứu cho thấy sản phụ dùng chất tạo ngọt này có nguy cơ sinh sớm.
 
Theo tài liệu từ văn phòng Ban chỉ đạo 33 (Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam), chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả nặng nề nhất.
 
Từ năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã phun rải gần 80 triệu lít chất độc hóa học xuống miền Nam Việt Nam. 61% trong đó là chất độc da cam, chứa 366kg dioxin.
 
Môi trường và sinh thái đã bị hủy hoại nặng nề. Khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm. Gần 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
 
Hàng trăm nghìn người đã chết, những nạn nhân còn sống phải vật lộn với các căn bệnh hiểm nghèo.
 
Di chứng chất độc da cam đã truyền qua các thế hệ con, cháu, chắt. Không chỉ người Việt Nam mà cả binh lính Mỹ và đồng minh của Mỹ tham chiến ở Việt Nam cũng là nạn nhân.
Trần Ngọc Long/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: MONSANTO HỦY DIỆT MÔI TRƯỜNG - KỲ 3: Nửa thế kỷ Monsanto buôn thần chết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI