Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Nguy cơ từ việc nuôi sâu Superworm
(11:28:25 AM 27/05/2014)
Những khay sâu Superworm được nuôi chất đầy nhà - Ảnh: Thanh Đức
Cách đây 4 tháng, qua lời giới thiệu của người quen, chị Trần Thị Thủy (ấp An Phú A, xã Long An, H.Long Hồ) mua 3 kg sâu về nuôi. Do dễ nuôi, lớn nhanh nên chỉ mới mấy tháng mà số lượng sâu của chị Thủy đã tăng lên gần 200 kg và xuất bán được hàng chục ký cho những người nuôi chim, cá cảnh.
“Thấy hàng xóm nuôi sâu có lời nên tôi mua về nuôi nhằm kiếm thêm thu nhập chứ không biết đây là sâu gì. Mặc dù chỉ nuôi 3 kg sâu giống (giá 100.000 đồng/kg) nhưng gia đình tôi phải mua dụng cụ nuôi khoảng 15 triệu đồng. Thức ăn cũng dễ tìm, chỉ cần lấy cám trộn với các loại rau củ hư, thối cho ăn chúng cũng lớn nhanh”, chị Thủy cho biết.
Theo chị Thủy, nuôi loại sâu này chỉ cần các khay chất chồng lên cao trong nhà là được. Ngoài bán cho những người nuôi chim, cá ở địa phương, chị Thủy còn bỏ mối sâu tại TP.Vĩnh Long và TP.HCM với giá 100.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Thành, cán bộ nông nghiệp xã Long An (H.Long Hồ), cho biết: “Tháng 2.2014, UBND xã phát hiện tại ấp An Phú A có 2 hộ nuôi sâu lạ. Lúc đó chúng tôi chưa biết là sâu gì, sau mới xác định đó là sâu Superworm. Người nuôi đầu tiên cũng đã gần 1 năm, hiện có trên 300 khay sâu các loại. Chúng tôi đã báo về trạm bảo vệ thực vật. Đến tháng 4, trạm kết hợp với lực lượng chức năng kiểm tra thì phát hiện có 4 hộ đang nuôi 570 khay sâu. Bình quân mỗi khay khoảng 1,5 kg. Chúng tôi đã lập biên bản và buộc các hộ trên cam kết tiêu thụ hết số lượng sâu này, không được nhân ra, phát tán”.
Quan sát các hộ nuôi sâu Superworm, chúng tôi nhận thấy hầu hết đều không có tường bao, lưới che... Sâu nở được 2 tuần sẽ được xuất bán thương phẩm với giá từ 70.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại. Điều nguy hiểm là sau khi xuất bán, người nuôi thường đổ phân, cám thừa ra vườn để bón cho cây ăn trái và tiếp tục đợt nuôi mới, dẫn đến nguy cơ sâu tiếp tục phát triển, gây hại ra môi trường rất lớn.
Ngày 16.5, Sở NN-PTNT Vĩnh Long có công văn yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn với mọi hình thức việc nhân nuôi sâu Superworm. Trước đó, ngày 24.4, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng đã có công văn gửi Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố nêu rõ: Sâu Superworm là loại côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chu kỳ sinh trưởng nhanh, chưa có tên trong danh sách vật nuôi nông nghiệp và có nguy cơ gây hại đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Vì vậy, việc vận chuyển, nhân nuôi, buôn bán, phóng thích là hành vi vi phạm pháp luật.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?