Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Làm sao chọn được nước uống đóng chai tối ưu, an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình?
(10:16:48 AM 16/08/2016)Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu nước uống đóng chai mà người dân vẫn quen gọi là nước suối, được đóng gói vào chai nhựa hay thủy tinh với nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ (330ml) đến lớn (21 lít). Thực ra, nước uống đóng chai bao gồm ba loại: nước khoáng, nước suối và nước tinh khiết, được phân loại dựa trên thành phần khoáng chất, nguồn sản xuất và giá trị sử dụng. Các loại nước này đều không chứa đường, các chất tạo ngọt hay các chất tạo hương cũng như các thành phần tạp chất khác.
Cần lưu ý rằng nước tinh khiết đóng chai không phải là “nước máy đóng chai”-Ảnh minh họa: TL
Nước tinh khiết không có thành phần vi khoáng, chủ yếu lấy từ nguồn nước giếng khoan hoặc nước máy. Cần lưu ý rằng nước tinh khiết đóng chai không phải là “nước máy đóng chai”. Loại nước này được sản xuất thông qua các phương pháp xử lý như chưng cất, khử ion, thẩm thấu ngược hoặc các phương pháp phù hợp khác… để loại bỏ các ion cũng như tẩy trùng, khử mùi. Sản phẩm sau cùng cần phải đạt tiêu chuẩn cho phép về các chỉ tiêu của nước tinh khiết và được đóng chai trong điều kiện hợp vệ sinh.
Nước suối nằm trong các tầng địa chất đặc biệt, bắt nguồn từ các mạch nước ngầm nơi nước chảy tự nhiên qua bề mặt trái đất, có chứa các khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng hàm lượng không cao và không ổn định. Nước suối phải được khai thác và đóng chai tại nguồn, không qua các phương pháp xử lý làm ảnh hưởng thành phần mà chỉ sử dụng các biện pháp khử trùng đảm bảo nước không bị nhiễm khuẩn. Nói chung, có thể định nghĩa nước suối là nước thiên nhiên tiệt trùng.
Nước khoáng có hàm lượng khoáng cao và tương đối ổn định, có chứa không ít hơn 250ppm tổng chất rắn hòa tan, được khai thác và đóng chai ngay tại nguồn suối khoáng tương tự như nước suối. Ngoài công dụng nước uống, nước khoáng còn cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe, giúp chữa bệnh và làm đẹp. Từ xa xưa, nhiều người đã tin rằng nước lấy từ các vùng suối khoáng có các đặc tính chữa bệnh và tắm trong dòng nước này cũng giúp điều trị rất nhiều bệnh thông thường.
Có thể nhận thấy, ba loại nước uống đóng chai này đều trong suốt, không màu nên rất khó phân biệt bằng mắt thường. Tuy nhiên, do trong nước khoáng có một hàm lượng CO2 nhất định nên thường xuất hiện các hạt khí nhỏ khi lắc nhẹ. Nước khoáng thường cũng có vị hơi mặn, ngọt và cảm giác mát lạnh, tê tê đầu lưỡi. Còn nước tinh khiết thì không mùi, không vị.
Ở nước ta, cả ba loại nước này đều được quản lý nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ theo Thông tư 34/2010/TT-BYT ngày 02/06/2010 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai của Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ 01/01/2011, quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát. Thông tư cũng quy định trên nhãn hàng hóa của nước khoáng thiên nhiên đóng chai bắt buộc phải có dòng chữ “Nước khoáng thiên nhiên” kèm theo tên nguồn nước khoáng và thành phần hóa học, và phải ghi “Sản phẩm không sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi” nếu có hàm lượng fluorid > 1.5mg/l. Nước tinh khiết không được đặt tên có kèm chữ “nước thiên nhiên” hay “nước khoáng”. Vì vậy, khi mua nước, người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn, địa chỉ sản xuất để phân biệt các loại nước này.
Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất nước uống đóng chai cần phải tuân thủ theo Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016, đảm bảo các yêu cầu về địa điểm xây dựng cũng như yêu cầu về nguồn nước sử dụng trong sản xuất nước uống đóng chai, đảm bảo chất lượng nước phù hợp với quy định về chất lượng nước ăn uống; các nguồn nước do cơ sở khai thác phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng ít nhất 12 tháng/lần.
Rõ ràng chính phủ đã có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với nước uống đóng chai từ các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh đến quy trình súc rửa và đóng chai, nhưng vẫn không tránh khỏi một số lượng lớn các sản phẩm nước đóng chai không đạt chất lượng, đặc biệt là sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ. Nhiều đơn vị chỉ dừng lại ở mức độ xử lý lắng lọc và khử trùng đơn giản bằng ozone hoặc tia cực tím, không đảm bảo loại hết các ion cũng như diệt hết được vi khuẩn trong nước. Các loại nước không tinh khiết này chắc chắn gây hại cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, nước quá tinh khiết cũng không tốt. Chúng ta không nên lạm dụng nước tinh khiết vì theo thời gian, cơ thể sẽ thiếu khoáng chất do các loại nước này đã được loại bỏ hết các thành phần khoáng chất thông thường trong nước. Tương tự như vậy, uống nước khoáng trong thời gian dài cũng gây ra hiện tượng thừa khoáng. Nói chung, nếu bạn chọn uống nước đóng chai hàng ngày, bạn cần hỏi thăm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo bạn đang uống nước đúng cách.
Theo quy định trên nhãn hàng hóa của nước khoáng thiên nhiên đóng chai bắt buộc phải có dòng chữ “Nước khoáng thiên nhiên” kèm theo tên nguồn nước khoáng và thành phần hóa học, và phải ghi “Sản phẩm không sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi” nếu có hàm lượng fluorid > 1.5mg/l. Nước tinh khiết không được đặt tên có kèm chữ “nước thiên nhiên” hay “nước khoáng”. Vì vậy, khi mua nước, người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn, địa chỉ sản xuất để phân biệt các loại nước này.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Làm sao chọn được nước uống đóng chai tối ưu, an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
- Nghệ thuật “né” những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhạy cảm
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?