»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:46:18 PM (GMT+7)

Tin môi trường:Người Nhật xử lý rác khác người Việt như thế nào

(17:04:14 PM 19/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Người dân Nhật phải tự phân loại rác theo 3 loại vào các túi nilon, đến ngày đổ rác thì tự để vào chỗ quy định.

Người[-]Nhật[-]xử[-]lý[-]rác[-]khác[-]người[-]Việt[-]như[-]thế[-]nào

 

Tôi đang sống tại Nhật Bản. Khi bắt đầu làm việc tại đây, một trong những điều đầu tiên mà người nước ngoài phải nắm vững là lịch vứt rác của nơi mình ở. Về cơ bản, tuỳ từng vùng, Nhật chia làm 3 loại rác và thu gom vào từng ngày cố định trong tuần.

 
Loại một gọi là “rác cháy được” bao gồm: Giấy, đồ ăn thừa, vỏ trái cây... nói chung là rác hữu cơ. Loại hai là “rác không cháy được” như: Nhựa, đồ hộp có thể coi là các loại rác vô cơ. Loại ba là “rác tài nguyên” như gỗ, thuỷ tinh...
 
Loại một được thu gom vào thứ Hai, thứ 5. Loại hai thu vào thứ 6. Loại 3 thu vào thứ 7. Người dân phải tự phân loại rác theo 3 loại kể trên và để vào các túi nilon trong (Nhật rất ít túi nilon đen), đến ngày đổ rác thì tự để vào chỗ quy định.
 
Ví dụ: Bạn mua một hộp sữa tươi thì sau khi uống xong, hộp giấy sẽ được để vào túi loại một và chỉ được vứt đi vào ngày thứ Hai, Năm. Cái ống hút bằng nhựa bé xíu sẽ phải bỏ vào túi loại hai và đổ đi vào ngày thứ Sáu. Bạn vứt nhầm mà bị phát hiện sẽ có thư của chính quyền nhắc nhở ngay. Như vậy sẽ cực kỳ tiện lợi cho việc xử lý rác sau này.
 
Loại một thì có thể tái chế thành phân bón chẳng hạn (do chứa nhiều chất hữu cơ) hoặc làm nguyên liệu đốt cho máy tua bin phát điện. Loại hai là các loại nhựa thì có thể trực tiếp đem đi tái chế. Loại 2 và loại 3 còn được người Nhật ép thành các khối cứng như bê tông dùng để lấp biển mở rộng đất đai.
 
Ngày nay, một phần lớn khu công nghiệp của hãng xe Mazda nằm ở tỉnh Hiroshima có được là do việc lấp biển. Đối với rác cỡ lớn như giường, tivi, bàn ghế... thì người đổ rác phải đi mua tem xử lý rác để dán vào đồ vứt đi thì mới được đem ra chỗ đổ rác. Tem xử lý rác chính là số tiền người dân bỏ ra để xử lý các loại rác đặc biệt.
 
Giá như chúng ta có thể học hỏi theo cách làm việc của họ thì sẽ không có chuyện đầu tư những máy móc đắt tiền về xử lý rác nhưng lại không hiệu quả. Do người dân không tự phân loại rác ở nhà trước, dẫn tới nhân viên thu gom họ không thể tự phân loại hết được.
 
Các máy xử lý rác hiện đại kia chỉ hoạt động hiệu quả khi rác đã được phân loại tốt. Nếu chúng ta làm được thì có lẽ cũng hạn chế được ô nhiễm rác thải ở Đa Phước hay Sóc Sơn. Tất nhiên việc so sánh ta với Nhật Bản là khập khiễng, tuy nhiên việc nghĩ ta thua họ ngay cả trong việc vứt rác thì quả đúng là đáng suy ngẫm.
(Nguyễn Kiểm/VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tin môi trường:Người Nhật xử lý rác khác người Việt như thế nào

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI