»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:28:57 PM (GMT+7)

Kinh hoàng biển… rác ở Hậu Lộc, Thanh Hóa Tin ảnh

(09:15:16 AM 01/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Rác tạo thành núi, thành cồn ở bờ biển. Rác làm chết cây, phủ trắng cả kilomet rừng ngập mặn. Rác đe doạ kế sinh nhai. Và rác đang gây ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng nhiều vùng ven biển ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Một phụ nữ mưu sinh trên bãi rác ở bờ biển xã Minh Lộc - Ảnh: QUANG THẾ

 
12h trưa, con đường đê biển nối xã Minh Lộc về xã Đa Lộc bốc mùi hôi thối nồng nặc từ những bãi rác lộ thiên, nước thải từ các cơ sở chế biến hải sản.
 
Ở phía xa, con nước đang lên sóng lại mang theo rác ngoài khơi ập vào đất liền.
 
Rác, khắp nơi ngập ngụa rác.
 
Người dân sống lâu năm ở cả 3 xã ven biển Đa Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc cho biết khoảng 5 năm trở lại đây môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến nhiều bờ cát trắng xưa kia biến thành... cồn rác.
 
Mặt trời đứng bóng, nắng rát. Bà Lê Thị Mai (50 tuổi, thôn Minh Hợp, xã Minh Lộc) bước nhanh ra bãi biển trước nhà phơi mấy bao tải đầu tôm. Cách đó vài bước chân là những cồn rác, xác động vật chết rữa đang bốc mùi. 
 
Tanh nồng khủng khiếp.
 
Tại ba xã ven biển này, hiện nay không chỉ rác thủy triều đánh từ ngoài biển vào, mà có cả bãi rác thải sinh hoạt nằm ngoài đê biển từ nhiều năm nay. 
 
Mỗi khi con nước lên cũng đưa phần rác này ra biển, rồi lại đánh vào bờ. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các cơ sở chế biến hải sản cũng xả trực tiếp ra biển... Ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân. 
 
Bà Đỗ Thị Chi (55 tuổi, thôn Đông Hải, xã Đa Lộc) cho biết cá còi (một loài đặc hữu ở vùng này) những năm trước là nguồn thu hải sản gần bờ xuất đi nước ngoài, nhưng vài năm gần đây sản lượng giảm nhiều.
 
"Không chỉ cá còi mà ngao nuôi ngoài bãi cũng chết, dân nuôi ngao bị thua lỗ" - bà Chi nói.
 
Ông Vũ Văn Đồng (45 tuổi, thôn Đông Hải) cho biết năm nay, riêng gia đình ông cũng bị thiệt hại cả trăm triệu đồng do ngao chết.
 
"Nếu chính quyền không xử lý dứt điểm vấn đề rác thải thì người nuôi hải sản ở biển sẽ không biết làm nghề gì để sống" - ông Đồng nói.
 
Những hình ảnh ghi nhận trong những ngày cuối tháng 5 ở các xã Đa Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa).
 
Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa
Phơi đầu tôm trên bãi rác - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa 

Tàu đánh cá phải đậu cạnh bãi rác - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Rác phủ trắng rừng ngập mặn ở xã Đa Lộc - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Rác ngập cả tận ngọn cây rừng ngập mặn. Một người dân mưu sinh trong rừng rác - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Cây rừng ngập mặn chết vì rác - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Nước thải đang xả trực tiếp ra môi trường biển ở huyện Hậu Lộc - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Bãi rác dân sinh ở bãi biển xã Ngư Lộc - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Đường đi của rác: rác từ biển dạt vào và rác theo cống thải từ khu dân cư đổ ra ở đê biển xã Đa Lộc

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Rác ở khắp mọi nơi - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Con người thải rác và giờ phải lặn ngụp kiếm ăn trong rác - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Giải pháp tạm thời để xử lý rác thải là... đốt! - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa
Ông Vũ Văn Đồng (45 tuổi, thôn Đông Hải) cho biết ngao nuôi 3 năm mới cho thu hoạch, có gia đình làm ăn lớn đầu tư cả tỉ nhưng nguồn nước ô nhiễm khiến ngao chết gần hết, số ngao còn sống sót thì lớn cũng không nổi. Năm nay riêng gia đình ông cũng bị thiệt hại cả trăm triệu do ngao chết - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa

Người dân ở xã Đa Lộc ngoài làm ruộng thì đi đánh bắt và nuôi hải sản nhưng mấy năm nay nhiều hộ gia đình đầu tư không được thu mà còn chịu lỗ nên có người đã đi làm ăn xa, không bám biển như trước - Ảnh: QUANG THẾ

Kinh[-]hoàng[-]biển…[-]rác[-]ở[-]Hậu[-]Lộc,[-]Thanh[-]Hóa
Mưu sinh trên bãi biển xã Đa Lộc. Không biết con nghêu, con sò vùng biển đầy rác này sẽ ra sao… - Ảnh: QUANG THẾ
 
Môi trường các xã ven biển hiện nay khá ổn. Ở xã Đa Lộc, xã Minh Lộc không có bãi rác đâu
 
Ông NGUYỄN VĂN LONG (phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc)
 
"Rác từ biển trôi vào đất liền là có, nhưng người dân cũng mang rác đổ thẳng ra biển. Mỗi khẩu phải đóng 10.000 đồng/tháng để xử lý rác thải, xe rác thì có thời gian nửa tháng mới đi gom.
 
Đất đai chật chội, người dân phải tìm ra biển vứt, chứ biết đổ đi đâu được" - ông Mai Cát Vọng - trưởng ban quản lý chợ Minh Lộc - bức xúc.
 
Còn ông Nguyễn Văn Long - phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) - lại cho rằng: "Môi trường các xã ven biển hiện nay khá ổn(!). Ở xã Đa Lộc, xã Minh Lộc không có bãi rác đâu. Tuy nhiên, có tình trạng thời gian qua có ngày xe tập kết rác nhưng chở không kịp thời và rác thải ở biển do sóng thủy triều đánh vào".
 
Ông nói thêm: "Đây là vấn đề của cả tỉnh, nhưng huyện cũng đã chỉ đạo giải quyết. Sắp tới, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh sẽ chọn Hậu Lộc làm điểm ra quân Ngày môi trường thế giới (5-6)".
 
Giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Thanh Hóa Đào Trọng Quy cho biết trước tình trạng ô nhiễm ở các xã ven biển huyện Hậu Lộc, ông "đang chỉ đạo xử lý".
Trước đây bãi cát trắng phau, tuy biển đục do ở cuối con nước nhưng trẻ con, người lớn vẫn tắm, rồi bọn trẻ còn nô đùa chạy ra tận bãi nuôi ngao chơi. Từ năm 2005 trở lại đây thì không ai tắm được nữa. Đói có thể được, chứ bãi rác như thế này thì không thể chịu nổi...- Bà LÊ THỊ MAI 
Quang Thể (báo Tuổi trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kinh hoàng biển… rác ở Hậu Lộc, Thanh Hóa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI