Cộng đồng » Không xả rác bừa bãi
Đà Nẵng huy động cộng đồng tham gia phát triển cây xanh
(12:44:02 PM 10/04/2015)Ảnh minh hoạ
Ngoài việc làm sạch hồ, đầm, những năm gần đây, phong trào Ngày Chủ nhật xanh-sạch-đẹp đã hình thành trong mỗi người dân Đà Nẵng ý thức dọn vệ sinh ngay nơi mình ở. Không chỉ làm vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ, hằng năm, thành phố tổ chức hàng chục đợt ra quân, thu gom hàng ngàn tấn rác thải, nạo vét hàng ngàn mét kênh, mương, trồng hàng chục ngàn loại cây, chăm sóc các bồn hoa, thảm cỏ.
Theo thống kê, hiện nay Đà Nẵng có trên 76 ngàn cây xanh bóng mát các loại và khoảng 660 ngàn m2 thảm hoa, thảm cỏ được quản lý, chăm sóc. Ở thời điểm trước khi cơn bão số 11 năm 2013 gây thiệt hại trên địa bàn, tại Đà Nẵng, ước tính, độ che phủ cây xanh bình quân khoảng 5,27m2/người. Tuy nhiên hiện nay con số này đạt khoảng 4,85m2/người. Đà Nẵng đặt mục tiêu phấn đấu theo Đề án phát triển cây xanh đô thị là đến năm 2015 độ che phủ cây xanh bình quân đạt 7-8m2/người.
Với tầm nhìn đưa Đà Nẵng trở thành thành phố thân thiện với môi trường, tháng 10/2008, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt đề án “Xây dựng Đà Nẵng-Thành phố môi trường”. Đề án được xây dựng với mục tiêu hướng đến năm 2020, các yêu cầu về chất lượng môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí trên toàn thành phố được bảo đảm, tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, du khách khi đến Đà Nẵng. Với quyết tâm ấy, từ đó đến nay, đã có 12/13 "điểm nóng" về môi trường được giải quyết. Một trong những điểm nổi bật trong việc đảm bảo môi trường tại thành phố Đà Nẵng là việc xã hội hóa phát triển cây xanh. Hiện nay, người dân thành phố đã hiểu hiểu rằng, đầu tư cho phát triển cây xanh sẽ mang lại những lợi ích thiết thực lâu dài. Không gian xanh đã trở thành tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống và văn minh đô thị. Có thể thấy rõ điều này tại các khu đô thị mới, các resort, cao ốc văn phòng... Nhờ những mảng xanh trong không gian, các địa điểm này có giá trị hơn, thu hút khách hàng hơn.
Theo nhận định của Savills - công ty cung cấp dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới: Việc ra đời hàng loạt dự án căn hộ cao cấp và khách sạn, biệt thự, nhà ở ven biển tại Đà Nẵng đã góp phần tạo nên một thị trường bất động sản Đà Nẵng triển vọng và phát triển nhất miền Trung. Tất cả những dự án này đều phát triển theo xu thế đô thị xanh, gắn liền với sinh thái, nghỉ dưỡng. Tiêu chí cây xanh đã đem lại cho các nhà đầu tư bất động sản những lợi thế trong kinh doanh. Lãnh đạo Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp FBS (chủ đầu tư dự án Ecorio) cũng cho rằng, một trong những lợi thế thu hút khách hàng của Ecorio là đi thẳng vào dòng bất động sản sinh thái xanh, cụ thể là các biệt thự ven sông và hướng biển, coi đó như sự khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh. Trước hết, FBS tỏ ra nhanh nhạy khi thiết kế mật độ xây dựng thấp, quy hoạch tổng thể của dự án với tỷ lệ không gian xanh tự nhiên cao, bảo đảm nhu cầu sinh sống và nghỉ dưỡng trong một môi trường trong lành, thoáng mát. Ý tưởng về một đô thị thân thiện môi trường của Ecorio đã được Pentago - một công ty tư vấn thiết kế của Malaysia thực hiện.
Chương trình xã hội hóa phát triển cây xanh là tiểu đề án trong Đề án đầu tư phát triển cây xanh của thành phố. Trong khuôn khổ chương trình đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả; trách nhiệm của cộng đồng được nâng cao khi việc trồng và chăm sóc cây xanh đô thị đang được Sở Xây dựng Đà Nẵng trực tiếp làm vai trò chỉ huy.
Theo ông Lê Tùng Lâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, điều kiện nguồn vốn ngân sách ưu tiên đầu tư cho các dự án phát triển đô thị, thực hiện các chương trình an sinh xã hội thì việc tận dụng và phát huy các nguồn lực từ cộng đồng sẽ tăng thêm nguồn lực để cải thiện môi trường sống, tạo cảnh quan xanh, sạch từ mảng cây xanh, vườn hoa công cộng. Sau một năm thực hiện Đề án xã hội hóa phát triển cây xanh giai đoạn 2013-2014, hàng chục mô hình xã hội hóa được triển khai và đang có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh là vô cùng quan trọng trong phát triển cây xanh đô thị. Ông Trần Đình Liễn, nguyên Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, muốn xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố văn minh, hiện đại”, “thành phố đáng sống”, “thành phố môi trường” thì tiêu chí cây xanh đô thị đóng vai trò rất quan trọng. Nguyên Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng đề xuất một số giải pháp như: Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong việc phát triển cây xanh đô thị; cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa cây xanh bằng các chính sách gắn lợi ích của Nhà nước với lợi ích của cộng đồng và lợi ích của từng cá nhân tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh đô thị; đẩy mạnh các phong trào “Tết trồng cây”, “Ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp”, “Khuyến xanh” gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”; phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và nhân dân; tạo điều kiện để nhân dân thực hiện chức năng giám sát các chủ trương, chính sách phát triển cây xanh đô thị.
Có nhiều ý tưởng mới cho việc xã hội hóa cây xanh đô thị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Đà Nẵng Nguyễn Đăng Hải lại nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền nhằm làm rõ chủ trương xã hội hóa cây xanh, tránh hình thức theo kiểu hô hào ồ ạt để rồi dẫn đến tình trạng “đánh trống bỏ dùi”; cần đưa chủ trương trồng cây xanh thành một hoạt động sản xuất, kinh doanh hấp dẫn mà ở đó lợi ích Nhà nước, của cộng đồng và người dân được bảo đảm.
UBND thành phố Đà Nẵng vừa giao Sở Xây dựng thành phố xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ GIS để lập cơ sở dữ liệu quản lý cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với kinh phí gần 250 triệu đồng. Trước đó, năm 2006, Công ty cây xanh Đà Nẵng đã thực hiện việc quản lý cây xanh bằng phần mềm. Theo đó, tất cả cây xanh đều được đánh số và toàn bộ lý lịch của từng cây xanh, như vị trí, chủng loại, thời gian trồng và chăm sóc, diện tích che phủ, tình trạng sinh trưởng... được đội ngũ kỹ sư, công nhân phụ trách các địa bàn của công ty cập nhật vào phần mềm.
Công tác quản lý cây xanh có đặc điểm là quản lý với số lượng lớn, có tính đặc thù về mặt không gian địa lý và biến đổi theo thời gian. Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để quản lý cây xanh sẽ cho phép thể hiện tất cả hình ảnh của cây xanh ngay trên màn hình, cung cấp các thông tin liên quan như cây gì, ở đâu, tình trạng sâu bệnh và hạ tầng liên quan... Thông qua đó, cơ quan chức năng có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý về quy hoạch, trồng, duy trì và bảo vệ, quản lý và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị xanh, sạch, đẹp.
Những cố gắng trong công tác môi trường của thành phố Đà Nẵng đã được ghi nhận qua các giải thưởng quốc tế về môi trường như Thành phố bền vững về môi trường ASEAN ( năm 2011), Thành phố phát thải carbon thấp (năm 2012), là một trong 20 thành phố xanh-sạch-đẹp (năm 2013) và thành phố Đà Nẵng cũng là thành viên của “Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu” ( năm 2014)… Những giải thưởng cùng sự thay đổi về diện mạo, cảnh quan đang mang lại sự khác biệt, nét độc đáo cho Đà Nẵng. Vì thế, Đà Nẵng đang trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách.
Sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, các đoàn thể, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cùng ý thức hành động của mỗi người dân là sức mạnh để phủ xanh từng ngôi nhà, con đường, khu dân cư vì một “Đà Nẵng xanh, Đà Nẵng an bình và đáng sống”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Lặn biển dọn rác, bảo vệ rạn san hô ở đảo Lý Sơn
- Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo
- Cần Thơ: Xử lý nghiêm việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng thoát nước khi triều cường
- Người dân Huế nói “không” với túi ni-lông, nhân rộng thói quen tiêu dùng xanh
- Phát động Tuần lễ không túi ni lông tại thành phố Huế
- Trao giải cho các sáng kiến hay về môi trường
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.