Cộng đồng » Không xả rác bừa bãi
Cộng đồng mạng tìm cách "cứu" 6.700 cây xanh Hà Nội
(16:00:11 PM 19/03/2015)>>Thư kiến nghị Chủ tịch thành phố Hà Nội tạm dừng việc hạ chặt cây
>>Thư ngỏ của các Tổ chức và Công dân Thành phố Hà Nội về việc chặt và thay thế 6.700 cây xanh
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook cho thấy các công nhân đang chặt cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh trưa nay 19-3
Cuộc vận động này diễn ra tại địa chỉ: facebook.com/manfortree, với mục tiêu thu thập 6.700 chữ ký vào bức thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội và Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội.
Thư ngỏ đưa ra 3 yêu cầu cụ thể, trong đó có việc dừng ngay việc chặt cây để hỏi ý kiến người dân và các chuyên gia, đồng thời công khai lộ trình và lí do chặt cây.
Hiện đã có 1.000 người ký vào thư ngỏ này.
Trang "6.700 người vì 6.700 cây xanh" được lập trên mạng xã hội Facebook ngày 17-3 sau khi có thông tin Hà Nội quyết định đốn hạ 6.700 trong số 50.000 cây xanh của thủ đô.
Đến trưa nay 19-3, đã có hơn 20.400 người bấm thích (like) trang này và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.
Trước đó, nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng gửi thư ngỏ đến chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ quan ngại về việc đốn cây xanh. Trong thư ngỏ, nhà báo Trần Đăng Tuấn kiến nghị chủ tịch UBND TP chỉ đạo tạm dừng việc chặt hạ cây xanh, xem xét lại việc cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh có đúng thuộc loại cây cong nghiêng, sâu mục hay không.
Cùng quan điểm với ông Tuấn, GS Ngô Bảo Châu cũng có ý kiến về việc đốn cây xanh trên trang cá nhân. Ông đặt ra một số vấn đề như:
1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão:
Câu hỏi:
1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?
1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng khỏe mạnh cũng bị chặt?
1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?
2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố:
Câu hỏi:
2a. Nhiều khu phố Nhà Hà nội xây cất thiêú quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo trồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?
2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?
3. Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu hỏi:
3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?
3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?
3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?".
Trước đó, GS Châu cũng đề nghị: "Bạn hãy chia sẻ số lượng, chủng loại cây bị chặt nơi bạn sinh sống. Chụp ảnh cây trước và sau khi bị chặt. Kiểm tra xem cây bị chặt có thực sự mục ruỗng không. Hãy nói xem bạn muốn có một hàng cây đều tăm tắp trong mười năm nữa, hay bóng mát ngay bây giờ".
Cũng trên Facebook, người dùng liên tục chia sẻ thông tin và hình ảnh về việc đốn cây xanh ở Hà Nội. "12g00 trưa nay 19-3, các công nhân vẫn miệt mài chăng dây, ngăn đường và cưa cắt không thương tiếc cả 1 hàng cây hoa sữa đều tăm tắp trên đường Nguyễn Chí Thanh! Thật đau xót!", một người dùng viết.
Ở một diễn biến khác, trên mạng Youtube một sáng tác Hà Nội mùa vắng cây xanh phỏng theo bài hát Hà Nội mùa vắng những cơn mưa với những lời lẽ rất da diết mang thông điệp: Hãy trả lại màu xanh cho Hà Nội, đã thu hút nhiều người quan tâm.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook phản đối việc chặt hạ cây xanh hàng loạt
Bạn cũng có thể quan tâm:
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Lặn biển dọn rác, bảo vệ rạn san hô ở đảo Lý Sơn
- Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo
- Cần Thơ: Xử lý nghiêm việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng thoát nước khi triều cường
- Người dân Huế nói “không” với túi ni-lông, nhân rộng thói quen tiêu dùng xanh
- Phát động Tuần lễ không túi ni lông tại thành phố Huế
- Trao giải cho các sáng kiến hay về môi trường
- Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn
- Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2023
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.