Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thư ngỏ của các Tổ chức và Công dân Thành phố Hà Nội về việc chặt và thay thế 6.700 cây xanh
(15:17:54 PM 19/03/2015)>>Thư kiến nghị Chủ tịch thành phố Hà Nội tạm dừng việc hạ chặt cây
Mỗi cây xanh là một sinh mạng -Tranh minh họa: IE
Kính gửi: Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội
Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội
Là những tổ chức và công dân của thành phố Hà Nội, chúng tôi rất quan tâm và lo ngại về Dự án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị Hà Nội đang diễn ra, với 6700 cây đã và sẽ bị chặt hạ. Mục đích của dự án là làm đẹp cho Hà Nội, người dân hiểu và ủng hộ điều đó. Tuy nhiên, hiện nay, do thiếu thông tin cụ thể về dự án, việc chặt cây diễn ra hàng ngày ở các phố đang gây ra nhiều dư luận và thắc mắc trong công chúng.
Tiếp theo thư ngỏ của Công dân Trần Đăng Tuấn gửi Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo ngày 16/3/2015 (đã được đăng lại trên nhiều báo), chúng tôi kiến nghị với Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội ba nội dung sau:
1.Tạm dừng ngay lập tức việc chặt hạ hàng loạt các cây xanh ở Hà Nội, trừ những cây có thể gây tai nạn trước mắt, để làm rõ những thắc mắc của công chúng và điều chỉnh nếu cần.
2. Đề nghị Sở Xây dựng và cơ quan chủ trì dự án công bố toàn bộ thông tin chi tiết về Dự án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 kèm theo Tờ trình số 8452/TTr-SXD và các tài liệu liên quan, bao gồm dự toán được phê duyệt, trên cổng thông tin điện tử của thành phố. Cần công bố danh sách các cây xanh bị đưa vào diện sẽ bị chặt hạ thay thế trên từng tuyến phố, theo mã số quản lý cây xanh đô thị của thành phố (nếu có), và nêu lý do thay thế với từng trường hợp, cũng như kết quả khảo sát ban đầu làm căn cứ phê duyệt Dự án.
3. Sau khi công bố thông tin, thành phố tổ chức hoặc tham dự một buổi họp mở và công khai với các chuyên gia và công dân có quan tâm đến vấn đề này. Buổi họp sẽ giúp các bên liên quan đối thoại, giải đáp thắc mắc và làm rõ những vấn đề người dân đang quan tâm xung quanh dự án này, điều chỉnh nếu cần thiết, hoặc thêm thời gian nghiên cứu rà soát trước khi tiếp tục thực hiện. Chúng tôi cũng đề nghị Thành phố nghiêm túc cân nhắc những đề xuất của Công dân Trần Đăng Tuấn.
Chúng tôi đưa ra ba đề nghị trên với mong muốn cùng chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện tốt Hiến pháp 2013, cụ thể về Quyền tiếp cận thông tin, Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân, và nghĩa vụ tương ứng của Nhà nước (Chương II, Điều 25 và Điều 28), Luật Bảo vệ Môi trường và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về Thực hiện Dân chủ ở Xã, Phường, Thị trấn.
Rất mong nhận được hồi âm và sự hợp tác của quý Bà/quý Ông.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thư ngỏ của các Tổ chức và Công dân Thành phố Hà Nội về việc chặt và thay thế 6.700 cây xanh
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh