»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:13:10 AM (GMT+7)

Tiền Giang: Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát

(08:41:36 AM 22/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Tiền Giang đang thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác cát, ngăn ngừa tác nhân gây sạt lở bờ sông, bảo vệ nguồn lợi khoáng sản cũng như tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

chấn[-]chỉnh[-]hoạt[-]động[-]khai[-]thác[-]cát,[-]ngăn[-]ngừa[-]tác[-]nhân[-]gây[-]sạt[-]lở[-]bờ[-]sông,[-]bảo[-]vệ[-]nguồn[-]lợi[-]khoáng[-]sản[-]

Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát, ngăn ngừa tác nhân gây sạt lở bờ sông, bảo vệ nguồn lợi khoáng sản -Ảnh: TL


Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tạm ngưng cấp phép khai thác cát (cả cấp mới và gia hạn) để khảo sát, đánh giá lại thực trạng khai thác cát trên hệ thống sông Tiền; Tỉnh hợp tác với các địa phương giáp ranh là Long An, Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng qui chế bảo vệ nguồn lợi khoáng sản, tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm trong hoạt động khai thác cát, đặc biệt ngăn chặn hoạt động khai thác cát trái phép. Cùng với đó, tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số quy định trong quản lý, chế tài hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đến mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Tỉnh Tiền Giang hiện chỉ còn 2 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát trên sông Tiền là Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ xây dựng, xuất nhập khẩu Đức Phú Thịnh và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hiệp Phú. Sản lượng khai thác gần đây có chiều hướng giảm mạnh. Nếu năm 2012, các doanh nghiệp trên khai thác được trên 55.000 m3 cát thì đến năm 2014 khai thác được chưa đầy 7.000 m3 cát nhưng từ đầu năm đến nay chỉ khai thác được khoảng 5.000 m3.

Hoạt động khai thác cát đã mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội lớn tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Đặc biệt là hoạt động khai thác không tuân thủ đúng qui định về khoảng cách, khai thác trong qui hoạch nhưng tạo ra những hố xoáy cục bộ thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, gây sạt lở…Tỉnh đã quy hoạch 4 khu vực khai thác cát qui mô công nghiệp trên sông Tiền gồm: Khu vực I từ xã Tân Thanh đến xã An Hữu (huyện Cái Bè), khu vực II từ xã Hòa Hưng đến vàm Cái Thia (Cái Bè), khu vực III gồm đoạn qua cù lao Tân Phong (Cai Lậy) và khu vực IV gồm đoạn sông Tiền qua bờ nam cù lao Thới Sơn. Tiền Giang cũng qui định khi xem xét cấp phép khai thác cát phải báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn giao thông thủy, cách xa bờ tối thiểu 200 m; số lượng phương tiện khai thác đúng quy định và đúng nội dung giấy phép, đúng thời gian…Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn trường hợp khai thác cát trái phép hoặc doanh nghiệp, phương tiện được cấp phép hoạt động chưa chấp hành nghiêm các qui định.

Minh Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiền Giang: Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI