»

Thứ bảy, 23/11/2024, 07:57:49 AM (GMT+7)

Thừa Thiên - Huế: Nạo vét luồng lạch hay xúc cát bán?

(09:33:45 AM 30/08/2016)
(Tin Môi Trường) - Được cho phép tận thu cát nhiễm mặn xuất khẩu trong dự án nạo vét luồng lạch cửa biển nhưng doanh nghiệp chỉ lấy cát bán chứ không thực hiện nạo vét luồng lạch

Cửa Tư Hiền - Tư Dung nằm giữa xã Lộc Bình và xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là nơi thông thương giữa biển với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Do cửa biển này bị bồi lấp khá nặng, tàu thuyền công suất lớn hầu như không thể ra vào hoặc phải lựa đúng thời điểm nước lên nên các phương tiện phải vào cảng Chân Mây hay neo đậu ngoài biển.

Tận thu cát xong rồi rút đi

Nhằm khơi thông luồng lạch, cân bằng sinh thái, tăng hiệu quả thoát lũ, dựa trên đề xuất của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, tháng 7-2013, Bộ Xây dựng đã đồng ý cho Công ty CP Khai thác khoáng sản 55 (gọi tắt là Công ty 55) được phép xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét cửa biển Tư Dung - Tư Hiền với chiều dài 2 km, rộng 70 m, đoạn từ cảng cá Tư Hiền kéo dài ra quá cửa biển.

Theo đó, đến hết năm 2013, Công ty 55 được tận thu để xuất khẩu 1,1 triệu m3 cát nhiễm mặn từ dự án. Việc cho phép tận thu cát nhiễm mặn nhằm mục đích xã hội hóa hoạt động nạo vét cửa biển, nhà nước không tốn kinh phí. Tuy nhiên, với nhiều lý do như bão, thời tiết xấu nên mãi đến tháng 3-2014, Công ty 55 mới tiến hành khai thác cát để nạo vét luồng lạch và đến tháng 9-2014 thì dừng lại sau khi đã tận thu 440.000 m3 cát đưa ra nước ngoài bán.

“Lúc đó, họ chỉ xúc cát cách cửa biển khá xa rồi chở đi bán mà chẳng thấy nạo vét luồng lạch. Dân phản ứng, họ điều một xáng cạp đến nạo vét một luồng lạch tạm cho tàu thuyền ra vào với chiều rộng vài chục mét nhưng vài ngày sau thì bị bồi lấp trở lại bởi cát không được lấy đi mà chỉ xúc bỏ qua 2 bên lạch tạm này” - ông Nguyễn Ngọc Phương, một người dân ở cửa biển thuộc xã Vinh Hiền, nói.

Theo ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền, việc nạo vét luồng tạm trước đây của Công ty 55 không những không hiệu quả mà còn gây nguy hiểm cho tàu thuyền. “Cát được xúc bỏ sang 2 bên tạo ra những ụ cát mấp mô, luồng lạch bồi lấp nhanh chóng thì sao không nguy hiểm?” - ông Lợi phân tích.
 

[-]Nạo[-]vét[-]luồng[-]lạch[-]hay[-]xúc[-]cát[-]bán?
Các phương tiện nạo vét của đơn vị thi công còn cách xa vị trí cửa biển


Cần nghiên cứu làm kè chắn

Sau khi Bộ Xây dựng gia hạn khai thác tận thu khối lượng còn lại đến hết tháng 3-2017, ngày 6-8, Công ty 55 lại đưa nhiều phương tiện tập trung nạo vét, xúc cát mang đi xuất khẩu nên đã vấp phải sự phản ứng của người dân. Vụ việc khiến 1 công nhân của Công ty 55 phải nhập viện do bị người dân ném đá. “Trước đó họ khai thác nửa chừng rồi rút đi, luồng lạch chẳng thông, giờ quay lại nhưng nạo vét không đúng địa điểm, không thả phao xác định vị trí. Mùa mưa bão sắp đến, dân sợ họ sẽ rút lui nửa chừng như lần trước nên mới bức xúc như vậy” - ông Lợi giải thích.

Sau khi xã Vinh Hiền và UBND huyện Phú Lộc tiến hành họp, Công ty 55 cam kết trong vòng 15 ngày phải đưa được phương tiện vào nạo vét ở cửa biển, bảo đảm cho tàu cá công suất lớn ra vào trước mùa mưa bão, người dân mới đồng ý cho đơn vị này tiếp tục khai thác.

Theo ghi nhận tại hiện trường, hiện Công ty 55 chỉ mới tập trung 3 xáng cạp tại cùng một vị trí cách cửa biển hơn 200 m để khai thác cát. Vị trí này cách cảng cá Tư Hiền gần 2 km, chưa có một phương tiện nào vào nạo vét ở phía trong cửa.

Về lợi ích của việc hút cát nhằm khơi thông luồng lạch cửa Tư Hiền, nhiều người cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời. “Cửa biển sẽ nhanh chóng bồi lấp trở lại, người dân chẳng được lợi gì nhưng doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận từ việc lấy cát đi bán. Họ khai thác gián đoạn trong 2 năm nên vùng đã nạo vét trước đó chắc chắn đã bị bồi lấp thì làm sao hiệu quả?” - một người dân băn khoăn.

Lãnh đạo xã Tư Hiền và huyện Phú Lộc cho biết cửa biển Tư Hiền - Tư Dung bị sạt lở phía bờ xã Tư Hiền, bồi lấp qua phía xã Lộc Bình, việc nạo vét chỉ có hiệu quả tức thời. Vì thế, cần có một phương án chỉnh trị bằng biện pháp làm kè chắn thông qua nghiên cứu kỹ lưỡng.

Giám sát lại dự án

Theo ông Phan Thanh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc giám sát khai thác cát tại cửa biển Tư Hiền được UBND tỉnh giao cho nhiều sở, ngành cùng UBND huyện Phú Lộc. Dự án bị gián đoạn nhiều lần do Công ty 55 không tìm được đầu ra xuất khẩu.

“Chúng tôi đang phối hợp với nhiều sở, ngành giám sát lại dự án này. Còn về hiệu quả thì do họ chưa làm xong nên chưa thể đánh giá” - ông Hùng nói.

(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thừa Thiên - Huế: Nạo vét luồng lạch hay xúc cát bán?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI