»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:10:49 PM (GMT+7)

Tăng cường xử phạt khai thác cát trái phép trên sông Hậu

(17:35:35 PM 30/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Sau một thời gian tạm lắng dịu, từ giữa tháng 8/2011, nạn “cát tặc” trên sông Hậu lại “nóng” lên, đã làm tăng nguy cơ sạt lở các cồn, bãi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và đặc biệt là tính mạng của người dân.


Bắt giữ tàu khái thác cát trái phép trên sông  Hậu ( Ảnh minh họa)

 

Ông Nguyễn Minh Thế, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cần Thơ ( TN-MT) cho biết: Trước năm 2010, trên địa bàn t hành phố Cần Thơ có 10 mỏ cát dọc sông Hậu ở các quận Thốt Nốt, Bình Thủy, Ô Môn, Ninh Kiều, Cái Răng và có lúc đã cấp đến 25 giấy phép khai thác cát cho 16 doanh nghiệp và 1 giấy phép thăm dò khoáng sản cho 31 phương tiện khai thác với trữ lượng khai thác hơn 25 triệu m3 cát…



Chính từ việc buông lỏng quản lý, cấp phép tràn lan nên dọc theo các quận Thốt Nốt, Ô Môn, Ninh Kiều đã diễn ra tình trạng xà lan, tàu khai thác cát từ các tỉnh phía Bắc như: Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Bình Thuận và các phương tiện khai thác cát của các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Tiền Giang và cả phương tiện khai thác cát của Campuchia đậu dày đặc lên đến hàng trăm chiếc trên đoạn sông từ cảng Cái Cui đến Cảng Trà Nóc và ở khu vực quanh cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt).

 

Một số con hẽm trên đường Cách Mạng Tháng Tám dài đến Lê Hồng Phong trở thành chợ cát tự phát, cát tặc công khai chào hàng trả giá, mua bán cát công khai. Tình hình trên đã làm cho sông Hậu đang bị xâm hại nghiêm trọng gây nên tình trạng sạt lở bờ ở các cồn Tân Lộc (quận Thốt Nốt), cồn Tiên (quận Ô Môn), Cồn Sơn (quận Ninh Kiều). Chỉ tính trên địa bàn Cồn Sơn (quận Bình Thủy), mỗi năm sạt lở đất đã “nuốt” gần 2 ha đất ven sông.



Sau khi có chủ trương của UBND thành phố Cần Thơ về chấn chỉnh họat động khai thác cát trên sông Hậu, các cơ quan tham mưu như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, các đơn vị Công an, UBND các quận, huyện tiến hành rà soát lại thủ tục cấp phép khai thác qua đó chỉ còn cấp giấy phép cho 5 đơn vị khai thác nên trật tự khai thác trên sông Hậu được vãn hồi. Tuy nhiên, từ giữa tháng 8/2011 đến nay, tình hình khai thác cát lậu trên sông Hậu lại bùng phát mạnh trở lại. Các xáng cạp khai thác cát trái phép hoạt động bất kể ngày đêm tại khu vực đầu Cồn Sơn thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.



Theo tin báo của người dân tại khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, ở khu vực đầu Cồn Sơn, ngày 22/8 có 2 xáng khai thác cát bị xử lý và n gày 24/8 vừa qua, Phòng Tài nguyên & Môi trường quận Bình Thủy tiếp tục bắt quả tang 4 sà lan khai thác cát trái phép trên sông Hậu. Trong đợt kiểm tra đột xuất các xáng cạp khai thác cát trên sông Hậu, Đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Thủy đã phát hiện, xử lý liên tiếp 3 phương tiện của Công ty TNHH đầu tư xây dựng Phát Đạt được cấp phép khai thác trên sông Hậu ở vị trí mỏ được định vị nhưng lại khai thác cát trái phép ngoài vị trí được phép khai thác. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu ngưng ngay việc khai thác, đưa phương tiện về cảng Trà Nóc để xử lý, xử phạt mỗi phương tiện 8 triệu đồng.

 

Ông Trần Thanh Hoài, phó phòng tài nguyên và môi trường quận Thốt Nốt có báo cáo đến UBND quận, Sở tài nguyên môi trường về tình hình khai thác cát lậu diễn ra trên địa bàn đang gia tăng, trong đó đã xử phạt 13 trường hợp với số tiền là 145 triệu đồng. Trên địa bàn quận Ô Môn, các cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra 15 lượt phương tiện và xử lý phạt 05 triệu đồng 01 phương tiện vi phạm.



Để hạn chế tình trạng tiếp tục khai thác cát trái phép, Sở TN-MT Cần Thơ đang trình với UBND TP Cần Thơ kế hoạch phối hợp các ngành chức năng và chính quyền địa phương nơi có mỏ cát được phép khai thác tăng cường công tác quản lý, giám sát các phương tiện khai thác, theo đó kiến nghị các cơ quan chức năng thành phố phối hợp với quận tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc khai thác cát, xử lý phạt nặng những trường hợp vi phạm như khai thác ngoài vị trí mỏ, khai thác vào ban đêm và các phương tiện khai thác không có giấy phép.

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Tăng cường xử phạt khai thác cát trái phép trên sông Hậu

  • TƯƠNG LAI (19:30:19 PM 23/11/2013)KHAI THÁC CÁT SÔNG HẬU TP CẦN THƠ

    Sông Hậu TRƯỚC 1996 HIỀN HÒA, hai bờ ổn định không bị sạt lở vì thời đó tốc độ khai thác cát không đáng kể. Bước vào thế kỷ 21, nhu cầu cát san lắp cho các khu công nghiệp, dân cư với khối lương rất lớn. nhiều hội nghị tìm biện pháp khắc phục, nhưng vẫn giải quyết chưa triệt để. Cộng với biến đổi khí hậu nước biển dâng, nước từ thượng nguồn về gây lở quốc lộ 91B tỉnh An Giang trầm trọng. Theo các nhà nghiên cứu dòng sông, trước khi khai thác phải đánh giá tác động môi trương là bước 1. Còn môt vấn đề rất quan trọng đó là báo cáo đánh giá tác đông dòng chảy khi khai thác đến độ sâu cho cho phép. Đây là một yêu theo Chỉ thị 03/CT-TTg mà hiên nay gần như bỏ quên. Người dân sống ven sông d6t1 sạt lở, ruộng ,vườn, nhà cửa...chìm xuống sông ai lo cho người dân.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường xử phạt khai thác cát trái phép trên sông Hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI