Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Tận thu "mỏ cát"
(12:30:05 PM 06/04/2012)
Dù chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng Công ty CP Hàng hải Hiệp Phước đã nạo vét cát ở địa bàn Đồng Nai. Sau khi bị dừng hoạt động, đơn vị này chuyển sang TP.HCM.
Nạo vét hay khai thác?
Ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, cho biết: Trước khi khai thác cát ở địa bàn quận 9 (TP.HCM), Công ty Cổ phần Hàng hải và Đầu tư Phát triển Hiệp Phước (Công ty Hiệp Phước) đã thực hiện nạo vét, tận thu cát ở địa bàn tỉnh Đồng Nai khi chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Trong quá trình nạo vét cũng không thả phao để chống sạt lở bờ sông. Vì vậy các cơ quan chức năng đã lập biên bản, yêu cầu dừng ngay việc nạo vét và đề nghị công ty bổ sung hồ sơ, thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý nhưng đến nay vẫn chưa nhận được.
Theo ghi nhận, cát tận thu ở ngã ba sông Tắc rất sạch, đẹp. (Ảnh chụp ngày 4-4). Ảnh: TRUNG THANH
Từ năm 2004, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định tạm ngưng khai thác cát trên sông Đồng Nai nhằm tích trữ nguồn tài nguyên khoáng sản, vậy việc Bộ GTVT cho phép nạo vét, tận thu cát có mâu thuẫn với chủ trương của tỉnh? Ông Hưng nói: “Vấn đề này tôi đã nêu ra tại cuộc họp với Bộ GTVT sau khi dự án nạo vét được cấp phép. Tôi nói thẳng, nhiều đơn vị thực hiện nạo vét nhưng thực chất là khai thác khoáng sản. Khi múc lên trúng bùn đất thì họ thả xuống, còn trúng cát thì họ tận thu. Việc này rất khó giám sát”.
Ông Hưng tiếc rẻ: “Do tỉnh cấm khai thác từ năm 2004 đến nay nên trữ lượng cát trên sông Đồng Nai, nhất là đoạn hạ lưu chắc đã tích tụ rất nhiều. Chúng tôi đang định khảo sát, đánh giá trữ lượng để tổ chức đấu thầu công khai, cho khai thác lại để lấy nguồn thu ngân sách thì Bộ GTVT lại cho phép nạo vét, tận thu…”.
Một cán bộ Sở TN&MT TP.HCM xác nhận ngã ba sông Tắc là nơi có trữ lượng cát lớn và cát rất đẹp nên dù bị kiểm tra, xử phạt ráo riết nhưng các đối tượng khai thác cát vẫn lén lút hoat động. “Để bảo vệ nguồn tài nguyên này, từ năm 2003, UBND TP.HCM cũng đã ban hành quyết định tạm ngưng cấp phép khai thác cát trên sông Tắc” - vị này nói.
Sẽ giám sát lượng cát tận thu
Theo tìm hiểu của PV, tổng khối lượng sản phẩm nạo vét do Công ty Hiệp Phước đăng ký thực hiện trên đoạn sông từ quận 9 đến cầu Đồng Nai lên đến gần 10 triệu m3. Trong đó, hơn 1 triệu m3 cát sẽ được tận thu làm vật liệu xây dựng, hơn 7,1 triệu m3 bùn cát được tận thu làm vật liệu san lấp. Sản phẩm còn lại là bùn sét sẽ được phun hút lên khu đất của chủ đầu tư dự án.
“Số lượng cát, bùn cát tận thu của dự án quá lớn. Nếu một đoạn sông nào đó có chiều dài tương tự được phép cho khai thác thì sản lượng cát cũng chưa chắc nhiều bằng” - một cán bộ phụ trách lĩnh vực khoáng sản tài nguyên nước, Bộ TN&MT, nhận định.
Chiều 4-4, tại cuộc họp ở UBND quận 9, Sở TN&MT TP cho biết sẽ đảm nhiệm việc kiểm tra dự án nạo vét, tận thu cát ở ngã ba sông Tắc. Đơn vị này sẽ kiểm tra độ sâu của lòng sông, xác định khối lượng bùn cát đã được nạo vét, đồng thời cũng xác định sự cần thiết của dự án. Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai cũng cho biết sẽ đo xác định độ sâu ở những đoạn sông đã nạo vét và lập phương án giám sát chặt chẽ khối lượng cát tận thu từ dự án này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.