»

Thứ hai, 25/11/2024, 05:59:17 AM (GMT+7)

Sa tặc quậy nát sông Đồng Nai Tin ảnh

(08:41:08 AM 14/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Hơn 10 năm nay, tình trạng khai thác cát trái phép tung hoành trên sông Đồng Nai nhưng cơ quan chức năng không dẹp được

 Hàng chục cảnh sát môi trường Công an TP Biên Hòa và CSGT đường thủy cùng cán bộ ngành tài nguyên - môi trường tỉnh Đồng Nai vào giữa tuần qua đã tổ chức một cuộc vây ráp sa tặc trên sông Đồng Nai, đoạn qua cầu Hóa An (TP Biên Hòa). Trong cơn mưa lớn, cuộc ra quân gặp sự chống đối quyết liệt. Mặc dù cảnh sát đã nổ súng cảnh cáo nhưng cuối cùng cũng không bắt giữ được đối tượng nào để xử lý. 

 

 

 

Hoạt động khai thác cát trái phép như thế này xảy ra thường xuyên trên sông Đồng Nai

 

 

Sông oằn mình, ngầu đục

 

Sông Đồng Nai dài gần 500 km, là con sông nội địa dài nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Những năm gần đây, con sông này cùng với những nhánh phụ của nó phải gánh chịu nhiều hiểm họa từ việc bị “chặt khúc” xây đập thủy điện đến hứng chịu nước thải từ các KCN. Bên cạnh đó, nạn khai thác cát bừa bãi cũng là nguyên nhân góp phần lớn làm “biến dạng” sông.

 

Khi chúng tôi đi thực tế ở vùng sông này, nhiều người dân bảo: “Thôi viết làm gì nữa, nói làm gì nữa, bao năm nay có thay đổi được gì đâu!”. Dải đất bên sông, thuộc phường Bửu Long, trước đây vốn màu mỡ, người dân dựa vào đó trồng trọt, chăm sóc hoa màu làm kế sinh nhai. Thế nhưng, những năm gần đây, đất cứ theo tiếng hút cát oàm oạp và tiếng gầm rú từ những chiếc ghe của sa tặc mà trôi tuột xuống sông.

 

Ở phường Quyết Thắng, nhiều người dân sống bên sông cũng rầu rĩ kêu trời vì từng vườn bưởi, xoài, bắp “một đi không trở lại”. Chạy dọc theo sông Đồng Nai lên đến xã Thạnh Phước, huyện Vĩnh Cửu, 2 bên bờ sông bị khoét hàm ếch sâu hoắm từng đoạn dài. Tại huyện Định Quán, ven theo con đường liên xã sát bờ sông từ thị trấn Định Quán vào xã Thanh Sơn, cảnh trộm cát diễn ra rầm rộ, ngang nhiên, dòng sông oằn mình quặn lên thứ nước bùn đỏ ngầu như máu.

 

 Siêu lợi nhuận từ cát

 

Nạn hút trộm cát hoành hành gần như ngang nhiên ở địa bàn Đồng Nai khiến người dân mất lòng tin vào cơ quan chức năng và nhiều lúc đã phải tự tìm cách để tự cứu. Tuy nhiên, những chiêu thức của người dân như xua đuổi rồi hù dọa chẳng ăn thua gì đối với bọn sa tặc liều lĩnh, hung dữ, nhiều khi người dân bị sứt đầu mẻ trán.

 

Một đêm mưa ở địa bàn phường Bửu Long, chúng tôi thức cùng ông Hai Hùng để canh đuổi sa tặc. 22 giờ, mưa nặng hạt hơn và rả rích tiếng côn trùng. Bỗng có tiếng xình xịch từ phía sông rồi 1 chiếc ghe máy cập mạn bờ cách chừng 15 m. Trên ghe, 5 người đàn ông cởi trần trùng trục, hì hục ôm 1 ống hút to tướng luồn xuống đáy sông. Phút chốc, tiếng máy nổ to hơn và tiếng cát, nước chảy rào rào, ồng ộc. Chỉ thoáng sau, cát chất thành đống trong lòng ghe còn dòng nước đục ngầu theo vòi ào ào trả lại mặt sông. Ông Hai Hùng nhặt những viên đá nhỏ để ném nhưng bọn sa tặc chỉ liếc nhìn không thèm chấp và tiếp tục công việc của chúng.

 

Chị H., ngụ phường Quyết Thắng, cho biết đã tốn hàng trăm ngàn tiền điện thoại để báo cho lực lượng công an mỗi khi bọn sa tặc xuất hiện. Tuy nhiên, khi công an rút đi thì bọn trộm cát lại lì lợm quay lại. Vào những cao điểm công an ra quân truy quét, sa tặc tạm ngưng vài hôm sau đó lại lộng hành. H. nói chị không dám công khai danh tính vì sợ bị trả thù. “Cuộc chiến bảo vệ tài sản, bảo vệ sông vẫn cam go. Giá cát xây dựng rất đắt, 1 ghe cát bán được khoảng 4 triệu đồng, mỗi ghe 1 đêm hút hơn chục chuyến nên bọn chúng tìm mọi cách để hoạt động chứ không chịu từ bỏ” - chị H. phân tích.

  

Có “tay trong tay ngoài”?

 

Sa tặc lộng hành đã hơn 10 năm qua, Công an tỉnh Đồng Nai và cán bộ ngành tài nguyên - môi trường của tỉnh cũng đã nhiều lần họp bàn, tổ chức ra quân quyết dẹp trừ nhưng tất cả vẫn chỉ như bắt cóc bỏ dĩa.

 

Trong những lần thâm nhập thực tế, chúng tôi được một số người dân cho biết ngoài những hành vi ngang nhiên chống đối như quẳng lưới vào chân vịt xuồng máy nhằm cản lực lượng chức năng khi bị truy đuổi, nhấn chìm ghe rồi lặn xuống dòng nước như con rái cá trong đêm để trốn thoát..., rất có thể sa tặc còn có cả “tay trong tay ngoài” để làm ăn. Theo người dân, không vì lẽ gì mà sa tặc hoạt động cả nhiều năm nay, hình thành cả tập đoàn mà không bị triệt tận gốc. Nhiều lúc, công an ra quân truy bắt nhưng chúng biết tin từ trước đó để rút đi an toàn. Những đội quân hút cát trộm này thường là người từ các vùng lân cận móc nối với người địa phương để hoạt động.

 

Một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Quán cho rằng địa phương thường xuyên tăng cường các biện pháp ngăn chặn, truy quét nhưng do lực lượng ít, phương tiện thiếu thốn nên rất khó khăn khi bị các đối tượng manh động chống lại. Còn thượng tá Lưu Minh Tâm, Phó trưởng Phòng CSGT đường thủy - Công an tỉnh, nhận định: Cuộc chiến chống sa tặc sẽ còn tiếp tục cho đến khi nào còn nhu cầu xây dựng, vì thế mong có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ban, ngành thì mới có hiệu quả được.

  Nhiều tỉnh, thành phối hợp xử lý

 

UBND TP Biên Hòa cùng chính quyền các địa phương giáp ranh như huyện Tân Uyên và thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương), huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), quận 9 (TP HCM) cùng một số đơn vị quản lý giao thông và khai thác khoáng sản trên sông Đồng Nai đã ký kết “quy chế phối hợp xử lý việc khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai”. Theo đó, các đơn vị có trách nhiệm trực chiến 24/24 giờ, kiểm tra chặt chẽ các ghe thuyền hoạt động trên sông. Từ đầu năm đến nay, lực lượng chống sa tặc tại Đồng Nai đã bắt 7 vụ khai thác cát trái phép, tạm giữ 10 phương tiện để xử lý.

 

Ông Võ Văn Chánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, cho biết vừa qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo xử lý quyết liệt những trường hợp hút cát trái phép. Sở cũng sẽ phối hợp với các đơn vị kiểm tra chặt chẽ hơn các hoạt động thu mua, kinh doanh cát xây dựng trên địa bàn.

 

(Theo Người Lao Động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sa tặc quậy nát sông Đồng Nai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI