Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Lào Cai chấn chỉnh các điểm mỏ khai thác đá
(07:39:28 AM 19/03/2014)Ảnh: TL
UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp chính quyền địa phương không cho phép khởi công mỏ mới khi chưa có thiết kế kỹ thuật thi công. Thanh tra lao động tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ tại các mỏ đá trên địa bàn.
Hiện Lào Cai có trên 35 mỏ đá, công suất từ một vạn đến năm vạn mét khối/năm, tập trung ở các huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà... Hầu hết các mỏ đều sử dụng công nghệ và máy móc thiết bị khai thác, chế biến đá của Trung Quốc; tuy có giấy phép khai thác, nhưng hầu hết lao động đều thuê mướn nông dân địa phương theo thời vụ nên không bảo đảm các điều kiện, quy định về an toàn lao động, chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Trong khai thác đá lộ thiên, yêu cầu nghiêm ngặt là phải cắt tầng khai thác, rộng ít nhất từ 4 - 8 m, theo hướng cắt từ trên xuống dưới để tránh trượt lở, nhưng hầu hết các điểm mỏ trên địa bàn đều không tuân thủ triệt để yêu cầu kỹ thuật này. Điển hình như mỏ đá Thiên Thanh, công trường khai thác kẹp giữa hai vách đá cao, không được cắt tầng, tạo thành "máng trượt", đất đá từ trên cao sụt lở rất nguy hiểm. Mỏ đá của Công ty TNHH Hồng Toàn, vách đá cao và dốc gần như dựng đứng, do không cắt tầng nên nhiều tảng đá treo lởm chởm trên cao, chỉ chực rơi xuống, khá nguy hiểm. Ngay dưới chân là dàn máy xay và nghiền đá, công nhân đi lại vận hành máy móc, chẳng may đá treo rơi bất ngờ thì thiệt hại là khó lường. Theo lý giải của các chủ mỏ, nếu tuân thủ cắt tầng theo thiết kế kỹ thuật khai thác lộ thiên sẽ phải chi phí lớn để mở đường công vụ, phương tiện và xăng, dầu vận tải... Rõ ràng vì lợi nhuận cho nên các doanh nghiệp khai thác đá ở Lào Cai "bỏ qua" quy trình quy phạm, khai thác thẳng từ trên xuống dưới, độ dốc sườn tầng lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động rất cao.
Từ năm 2010 đến nay, các đơn vị chức năng nhiều lần tổ chức kiểm tra các mỏ đá đang hoạt động trên địa bàn đã phát hiện gần 20 mỏ không có thiết kế thi công; 10 mỏ không có giám đốc điều hành; tất cả các mỏ đều không cắt tầng khai thác, độ dốc sườn tầng gấp đôi độ dốc cho phép (từ 70 - 80 độ); 15 mỏ có đá treo trên sườn tầng rất nguy hiểm cho người và phương tiện khai thác; 12 mỏ không thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy nổ; 7 mỏ không trang bị phương tiện bảo hộ và 19 mỏ không khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, người lao động.
UBND tỉnh Lào Cai đã có lệnh xử phạt mỏ Khước Tĩnh, xã Bản Lầu, Mường Khương 25 triệu đồng do quá hạn giấy phép khai thác. Ngoài ra, tỉnh còn đình chỉ 5 mỏ đá thuộc Công ty TNHH Hồng Toàn, Công ty Phúc Khánh, HTX Xuân Hùng, Trung tâm Giáo dục - Lao động thành phố Lào Cai và doanh nghiệp Ðức Mạnh vì nguy cơ mất an toàn cao và yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị chủ quản khắc phục các sai phạm mới cho hoạt động trở lại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.