Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Khuyến khích giải pháp lưu giữ và thu hồi các-bon tại Việt Nam
(15:14:13 PM 13/12/2011)
Ảnh minh họa
Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc ADB tại Việt Nam , ông Andrew J. Head nhấn mạnh: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu khi dự kiến trong những năm tới đe dọa những khu vực phát triển kinh tế-xã hội. Trong năm 2010, ADB đã cung cấp một khoản hỗ trợ kỹ thuật khu vực trị giá 1.250 triệu USD cho 4 quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam). Hỗ trợ kỹ thuật này sẽ đánh giá tiềm năng thu hồi và lưu giữ các-bon trong ngành năng lượng, tập trung vào các nhà máy phát điện chạy bằng dầu, khí ga và các thiết bị công nghiệp khác.
Chia sẻ thông tin về tình hình phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết: Năm 2000 Việt Nam phát thải khoảng 150,9 triệu tấn CO2, đứng đầu là ngành nông nghiệp bằng 65 triệu tấn CO2 (chiếm 43%), tiếp đó là ngành năng lượng bằng 52,7 triệu tấn CO2 (chiếm 35%). Năm 2009, phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch ước tính tăng 113% so với năm 2000. Trong ngành năng lượng, các nhà máy nhiệt điện than đóng góp 54% phát thải CO2, còn các nhà máy nhiệt điện khí đóng góp 40%, mỗi KWh điện của Việt Nam đóng góp 0,52 kg CO2 phát thải. Theo kịch bản trung bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ước tính phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng đến năm 2020 là 224 triệu tấn CO2. Các ngành công nghiệp chủ yếu khác đóng góp khoảng 10 triệu tấn phát thải CO2/năm, gồm xi măng bằng 6,6 triệu tấn/năm, thép bằng 2,5 triệu tấn/năm và khai thác đá vôi bằng 0,8 triệu tấn/năm. Do đó, trong xu hướng chung phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu bằng giải pháp giảm phát thải khí nhà kính chủ yếu là CO2, công nghệ thu và lưu giữ cac-bon đang được các quốc gia nhìn nhận sẽ có vai trò tích cực.
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: Nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai, các quốc gia phát triển thuộc APEC kể cả Việt Nam, được dự báo sẽ có sự gia tăng nhanh chóng mức tiêu thụ năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, mức phát thải khí cacbonic (CO2) tại khu vực APEC được dự báo sẽ tăng 60% từ năm 1999 đến năm 2020. Các công nghệ thu giữ và lưu chứa CO2 trong các địa tầng là giải pháp tiềm năng nhằm thu được lợi ích khi sử dụng năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch rẻ tiền như than, đá, đồng thời vẫn giảm được mức phát thải khí CO2, qua đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng bền vững về môi trường.
Cũng theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương: APEC đã và đang tổ chức các đợt tập huấn cho các nền kinh tế thành viên những vấn đề và thông tin cơ bản, cũng như chi tiết hơn về công nghệ, tính kinh tế, chính sách, quy định và chấp thuận của công chúng đối với thu hồi và lưu giữ các-bon. Tất cả nhằm mục đích nâng cao năng lực của các nước thành viên đang phát triển trong việc đánh giá tiềm năng thu hồi và lưu giữ các-bon trong phạm vi quốc gia và đánh giá các sự lựa chọn để thử nghiệm và thực hiện các công nghệ này.
Nhân dịp này, các chuyên gia quốc tế và các bên liên quan của Việt Nam cùng trao đổi các vấn đề mấu chốt có liên quan đến việc thực hiện thu hồi và lưu giữ các-bon; thảo luận các tiềm năng ứng dụng công nghệ lưu giữ và thu hồi các-bon tại Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.