Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm cơ sở sơ chế vàng trái phép
(20:43:05 PM 21/04/2014)Ảnh minh hoạ IE
Ông Dũng cho biết, sau khi nhận được thông tin trinh sát của Phòng Cảnh sát môi trường – Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra (bao gồm Thanh tra Sở, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an huyện Chương Mỹ và chính quyền địa phương) tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần sản xuất và thương mại BIMIVINA tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ. Ngày 16/4 vừa qua, tại thời điểm thanh tra đột xuất, đoàn Thanh tra đã phát hiện Công ty BIMIVINA không chỉ đơn thuần là cơ sở sản xuất gạch không nung theo giấy phép đăng ký kinh doanh mà đã cho ông Hoàng Văn Thắng, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ và khoáng sản Trường Thành thuê lại mặt bằng nhà xưởng (khoảng 200m2) để làm cơ sở chế biến, sản xuất vàng trái phép từ tháng 1/2014.
Theo yêu cầu của đoàn Thanh tra, Công ty Trường Thành không xuất trình được các giấy tờ đăng ký sản xuất, kinh doanh hợp lệ; đặc biệt việc tuyển quặng vàng không có giấy phép của cơ quan chức năng.
Tại hiện trường, đoàn Thanh tra đã phát hiện khoảng 500 - 600 tấn quặng (có dấu hiệu là quặng vàng) được chủ doanh nghiệp mua từ một mỏ khoáng sản tại Hòa Bình nhưng không có hóa đơn chứng từ. Điều đáng nói, trong quá trình tuyển tách lọc quặng vàng, cơ sở này đã sử dụng nhiều hóa chất độc hại (với nhiều vỏ bao bì, nhãn mác tìm thấy tại hiện trường như axitsunfuric, axitnitric, hydroxide, amoniac…) nhưng không có phương án bảo vệ môi trường. Quá trình tuyển kim loại từ quặng cũng rất thô sơ và tạm bợ với đội ngũ công nhân thuê theo thời vụ, mỗi người làm một công đoạn, không ai biết việc của ai.
Sau khi lập biên bản, đoàn Thanh tra đã tiến hành lấy các mẫu hóa chất, mẫu nước thải để kiểm tra, phân tích mức độ nguy hại, ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời yêu cầu Công ty Trường Thành dừng hoạt động sơ chế vàng.
Theo nhận định của đoàn Thanh tra, đây chỉ là quá trình sơ chế quặng rất thô sơ để đưa ra những kim loại thô, việc sản xuất tinh luyện ra vàng và các kim loại quý khác chắc chắn sẽ được tiến hành ở một nơi khác. Do địa điểm xã Trần Phú chỉ cách mỏ quặng Hòa Bình khoảng 20km, nên để giảm chi phí vận chuyển, tránh bị phát hiện, các đối tượng sản xuất vàng trái phép đã “đội lốt” cơ sở sản xuất gạch để thực hiện việc sơ chế, rồi chuyển đi nơi khác tinh chế cho gọn nhẹ.
Vụ việc đang được Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và PC 49 khẩn trương điều tra làm rõ. Dự kiến, cuối tháng này, sau khi có kết quả kiểm tra các mẫu hóa chất và làm rõ một số vấn đề liên quan, đoàn Thanh tra sẽ ra kết luận và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật đối với cơ sở sơ chế vàng và đơn vị cho thuê nhà xưởng. Đây sẽ là đầu mối để phát giác thêm nhiều cơ sở sơ chế vàng trái phép, tiếp tay cho nạn sản xuất vàng lậu hiện nay .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.