Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Chuyện khó tin ở mỏ sắt lớn nhất Việt Nam
(08:00:00 AM 01/01/1970)Nhưng những gì mỏ sắt được coi là lớn nhất Việt Nam đem đến cho người dân nơi đây trong những năm qua lại là những hệ lụy khó có thể tin nổi: Ruộng đồng, mồ mả bị cát, bùn vùi lấp; sống chung với ô nhiễm môi trường; thiếu việc làm...
Bài 1: Cả xã bị “treo”!
Trong số 6 xã nằm trong quy hoạch phải di dời nhường đất cho mỏ sắt Thạch Khê, xã Thạch Hải là trường hợp đặc biệt nhất: Toàn bộ 944 hộ dân của xã Thạch Hải cùng lăng mộ phải di dời. Nhưng 3 năm qua, xã này phải gánh quy hoạch treo bởi chưa có chỗ để đi, còn ở thì chịu không thấu.
Cát và bùn từ bãi thải của mỏ sắt Thạch Khê ùn ùn đổ xuống nghĩa trang và ruộng vườn của người dân vào mùa mưa. Ảnh: Vinh Hải |
Xã 9 không
Ông Nguyễn Hải Lý - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Hải tóm tắt nhanh tình hình giải phóng mặt bằng (GPMB) của xã: “Toàn xã có 944 hộ, đã kiểm đếm khoảng 30% năm 2009, đến năm 2010 khoảng 200 hộ đã nhận tiền bồi thường cây cối, đất nông nghiệp. Đã có quy hoạch cho 550 hộ lên Nam Quỳnh Viên, còn lại chia làm hai phần, một nửa sang xã Cẩm Hòa, còn lại sang xã Thạch Hội. Nhưng đến nay chưa có hộ nào được di dời đến nơi tái định cư (TĐC)”.
Nghĩa là, tất cả người dân ở Thạch Hải sẽ phải tứ tán đi nơi khác để nhường lại đất ở, vườn tược cho mỏ sắt Thạch Khê. Công việc kiểm đếm, thống kê cũng được các cơ quan chức năng từ huyện đến xã thực hiện. Mỏ sắt bắt đầu hoạt động bóc dỡ hàng triệu mét khối tầng đất phủ, còn người dân của xã Thạch Hải vẫn “đâu ở đấy”.
Dần dần chính quyền xã và người dân ở Thạch Hải cũng hiểu ra hoàn cảnh của mình. Đó là: Cả xã Thạch Hải với hơn 16.000 nhân khẩu là một vùng quy hoạch treo khổng lồ. Đi kèm với đó là hàng loạt hệ lụy khiến xã Thạch Hải đã nghèo khó càng bí bách hơn.
Đã nhiều lần, ông Nguyễn Trung Chiến – Chủ tịch UBND xã Thạch Hải phải ký công văn gửi cấp trên kể khổ về tình cảnh xã mình. Hàng loạt ảnh hưởng là hệ lụy từ khi dự án mỏ sắt Thạch Khê bóc dỡ tầng đất phủ được ông chủ tịch xã liệt kê như: Nguồn nước ngầm cạn kiệt, sản xuất không có thu hoạch, nhân dân thiếu việc làm, không được sửa chữa nhà cửa, nạn đói nghèo tái diễn... Ông Chiến thẳng thắn nêu ra thực trạng: Các cấp không có định hướng, không tìm ra lối thoát cho nhân dân.
Có lẽ chưa ở đâu có một chính quyền xã “9 không” như ở Thạch Hải. Đó là: Không có định hướng phát triển; không được quy hoạch xây dựng nông thôn mới; không có nguồn thu ngân sách cho xã nhà; không GPMB (vì chưa có tiền đền bù cho nhân dân); không khu TĐC; không được xây dựng các công trình hạ tầng; không được đầu tư các dự án khác; không được cấp đất cho dân, không được xây dựng nhà cửa; không có phương án giải quyết việc làm cho nhân dân.
Ông Lý kết luận: “Xã không có định hướng phát triển nên chỉ còn cách vận động người dân đi xuất khẩu lao động hoặc tha hương đi nơi khác làm ăn, kiếm sống”.
Người chết cũng chẳng yên
Người sống đã ở trong tình trạng “đi không được, ở chẳng xong”, còn người chết ở Thạch Hải cũng chẳng được yên. Những núi đất cát bốc dỡ từ mỏ sắt Thạch Khê bỗng ùn ùn đổ xuống mỗi khi mưa về lấp dần khu nghĩa trang của xã. Hàng trăm ngôi mộ bị vùi lấp dưới đống cát, bùn thải.
Cát và đất từ trên cao trực chỉ hướng làng xóm đổ xuống. Ảnh: vinh hải |
Ông Nguyễn Hải Lý – Phó Chủ tịch xã cho hay việc đất cát từ núi đất thải đổ xuống bắt đầu từ năm 2008. Bãi thải càng cao càng làm tăng nguy cơ đổ cát, bùn thải xuống nơi thấp hơn. Ông Lý cho hay hàng trăm ngôi mộ ở khu nghĩa trang đã bị vùi lấp, đến nay có mộ tìm thấy còn nhiều mộ vẫn ở trong tình trạng “mất tích”. Ngay cả những ngôi mộ được người thân tìm thấy cũng rơi vào hoàn cảnh trớ trêu người sống đang phải chịu: Đó là chưa có khu TĐC. Theo UBND xã Hải Lý, quy hoạch nghĩa trang mới ở gần khu TĐC đã có nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Dẫn chúng tôi đi khắp khu nghĩa trang đang dần bị đống cát thải “nuốt” mất, ông Võ Văn Tí – Bí thư chi bộ xóm Thượng Hải lo lắng: “Nhiều người ở Thạch Hải đi làm ăn xa chưa biết mồ mả cha ông bị vùi lấp. Tết này về thăm quê biết tìm ở mô bây giờ?”.
Không chỉ tấn công nghĩa trang của xã, núi cát thải còn vùi lấp đất nông nghiệp, hoa màu của người dân. Theo thống kê của xã Thạch Hải, có 20ha bị ngập cát, bùn từ bãi thải; 30ha bị khô hạn mất nước. Trong đó có những diện tích còn chưa được đền bù. Người dân trong xã đồng lòng nhường đất cho dự án, nhưng khổ nỗi muốn đi cũng chẳng được vì chưa có khu TĐC.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.