Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
"Cát tặc" tung hoành
(08:14:05 AM 17/04/2015)Năm 2012, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quy hoạch các điểm khai thác cát, sỏi trên các dòng sông. Theo đó, trên sông Bồ có 2 điểm được phép khai thác. Một điểm ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền ở bờ Bắc sông Bồ; điểm còn lại nằm bên kia bờ sông, đối diện điểm thứ nhất, thuộc phường Hương Vân, thị xã Hương Trà. Tuy nhiên, hiện nay trên dòng sông này đang xuất hiện ít nhất 4 điểm khai thác cát, sỏi lậu với quy mô lớn.
“Chúng tôi chưa nắm được”
Sáng 14-4, có mặt ở sông Bồ, đoạn thượng nguồn Khe Băng thuộc phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, chúng tôi ghi nhận rất nhiều trường hợp đang khai thác cát, tiếng máy hút rền vang cả khu vực. Tại khúc sông cách đập thủy điện Hương Điền khoảng 200 m có gần 5 chiếc thuyền hút cát. Sau khi cát đầy, các thuyền xuôi dòng về bãi tập kết cách đó khoảng 1 km. Việc khai thác cát diễn ra công khai suốt cả ngày.
Một thuyền khai thác cát trái phép trên sông Bồ (tỉnh Thừa Thiên - Huế) Ảnh: QUANG TÁM
Khi đem những gì mắt thấy, tai nghe đến trao đổi với ông Nguyễn Xuân, Chủ tịch UBND phường Hương Vân, chúng tôi hết sức bất ngờ khi chính quyền địa phương không hề biết việc này. Theo ông Xuân, khu vực Khe Băng đã được thị xã Hương Trà giao cho chính quyền phường Hương Vân tổ chức khai thác cát, sỏi theo mô hình cộng đồng nhưng đến nay phường chưa tiến hành. “Khu vực này không có người dân sinh sống, ít người qua lại, trong khi lực lượng của phường quá mỏng nên chúng tôi chưa nắm được” - ông Xuân phân trần.
Xe xúc cát “chui” dưới chân cầu Trà Khúc 2 (tỉnh Quảng Ngãi) Ảnh: TỬ TRỰC
Ở hạ nguồn sông Bồ đoạn chảy qua phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà), xã Quảng Phú, Quảng Thành và Quảng Thọ (huyện Quảng Điền), tình hình khai thác cát lậu cũng diễn ra rầm rộ tương tự.
Có mặt tại đoạn sông chảy qua phường Hương Xuân lúc tờ mờ sáng, chúng tôi ghi nhận gần 10 chiếc thuyền của “cát tặc” đang hành nghề. Trong vòng chưa đầy 1 giờ, 4 thuyền đã đầy ắp cát, chạy về bãi tập kết cát dưới chân cầu Thanh Phước (xã Quảng Thọ) để xả hàng. Ông Trần Văn Tuấn (trú phường Hương Xuân) bức xúc: “Từ 2 giờ sáng cho đến trưa, đoạn sông này có khoảng 10-15 chiếc thuyền và sà lan loại lớn đến hút cát. Một buổi, mỗi thuyền có thể hút 5 chuyến cát đưa về các điểm tập kết để bán; thuyền nhỏ thì khoảng 15 m3, riêng sà lan thì từ 70-100 m3 cát nên lượng cát bị mất đi khá lớn”.
Như đại công trường
Đó là cảm nhận của chúng tôi khi đi khảo sát tình trạng khai thác cát lậu rầm rộ trên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Tại bãi cát nằm dưới chân cầu Trà Khúc 2 (thuộc TP Quảng Ngãi), mỗi ngày có hàng chục đối tượng khai thác cát lậu bằng máy xúc. Số cát này được hàng chục chiếc xe tải chở lên đổ vào trên khu vực sát công trình đường bờ Nam sông Trà Khúc đang xây dựng. Theo người dân địa phương, tình trạng này diễn ra cả ngày lẫn đêm, kéo dài cả tháng qua nhưng không thấy cơ quan chức năng nào ngăn chặn. “Không những tiếng ồn cả ngày lẫn đêm khiến sinh hoạt bị đảo lộn mà người dân chúng tôi còn rất lo lắng khi các nhóm khai thác cát thường xuyên tranh giành và gây ra những vụ ẩu đả” - chị Nguyễn Thị Thanh, ngụ phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi - phàn nàn.
Dọc bờ sông Trà Khúc còn có nhiều bãi cát khác thuộc xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng (TP Quảng Ngãi), xã Tịnh Minh (huyện Sơn Tịnh), các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Thắng, Nghĩa Lâm (huyện Tư Nghĩa)… cũng trở thành miếng mồi ngon cho “cát tặc” xâu xé ngày đêm. Một lãnh đạo Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết hiện dọc sông Trà Khúc chỉ có 2 địa điểm được cấp phép khai thác cát là bãi số 10 nằm dưới chân cầu Trường Xuân (thuộc phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi) và bãi cát xã Nghĩa Dũng, còn lại những điểm khác là trái phép.
Phạt như gãi ngứa!
Việc khai thác cát rầm rộ đang diễn ra khắp các nơi dọc bãi bồi sông Trà Khúc đã khiến nước sông Trà Khúc theo các điểm lấy cát này chảy xuống vùng hạ lưu, chia cắt nhiều vùng dân cư mà thôn An Phú (xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi) là “nạn nhân” điển hình. “Hồi trước, chúng tôi không lâm vào cảnh phải đi đò giữa mùa nắng nhưng mấy năm trở lại đây, vì tình trạng khai thác cát quá mức khiến nước sông thường xuyên đổ về, cô lập người dân trong thôn. Chúng tôi tự bỏ tiền ra đắp con đường nào thì bị nước đổ về phá hủy con đường đó. Hậu quả, bây giờ dù là mùa nắng nhưng thôn Ân Phú như một ốc đảo giữa sông Trà Khúc, phải đi đò thường xuyên” - ông Bùi Tỏi, trưởng thôn Ân Phú, nói.
Những cư dân sống ven sông Bồ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng khai thác cát trái phép. Ông Ngô Quang Thảo, Chủ tịch UBND phường Hương Xuân, cho biết việc khai thác cát quá mức trên sông Bồ đã gây sạt lở nhiều điểm, làm mất trên 5 ha đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng gần 500 hộ dân sống ven bờ.
Cũng theo ông Thảo, trong năm 2014, phường Hương Vân đã bắt quả tang và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 30 trường hợp, còn từ đầu năm đến nay có gần 10 trường hợp bị xử phạt. “Thẩm quyền xử phạt cao nhất của cấp xã chỉ vài triệu đồng trong khi lợi nhuận từ khai thác cát lậu là rất lớn nên các đối tượng thường tái phạm. Mỗi lần chúng tôi triển khai truy quét thì các đối tượng lại chạy sang xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền” - ông Thảo nói.
Tại 2 xã Quảng Thọ, Quảng Thành (huyện Quảng Điền), tình trạng khai thác cát lậu đã khiến bờ sông mỗi năm bị gặm 2-3 m khiến mồ mả, ruộng vườn sạt lở nặng. Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, cho biết xã này đã lập 2 tổ tự quản cùng người dân tổ chức xua đuổi mỗi lần phát hiện đối tượng khai thác cát trái phép nhưng do lực lượng mỏng, “cát tặc” chủ yếu hoạt động về đêm nên việc kiểm tra rất khó khăn.
Theo ông Hồ Quang Minh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, năm 2014, huyện đã xử phạt 12 trường hợp khai thác cát trái phép với số tiền 51 triệu đồng nhưng để xử lý triệt để thì rất khó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.