Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Xuất hiện nhật thực một phần quan sát rất rõ tại TP.HCM
(10:37:53 AM 09/03/2016)Nhật thực một phần quan sát rất rõ tại TP.HCM
Khu vực quan sát nhật thực lý tưởng nhất là các tỉnh thành phía Nam, càng tiến về phía Bắc độ che phủ cực đại giảm dần. Cụ thể, Cà Mau quan sát nhật thực có độ che phủ lớn nhất với 58%, sau đó là TP HCM 52%, Đà Nẵng 36%, trong khi Hà Nội chỉ 22%.
Thời tiết tại TP.HCM khá tốt để quan sát nhật thực, trời quang, thỉnh thoảng có mây mỏng. Tại các điểm cao ở một số khu vực tại quận 2 và quận 7 nhiều người đã tụ tập để theo dõi khoảnh khắc hiếm hoi nay.
Đặc biệt tại khu vực cầu Thủ Thiêm, một số bạn trẻ thuộc CLB Thiên văn nghiệp dư đang mang các dụng cụ thiên văn để quan sát hiện tượng nhật thực một phần.
Những người săn ảnh chuyên và không chuyên, cùng một số ít phóng viên báo chí cũng có mặt để ghi lại hình ảnh và đưa tin về hiện tượng nhật thực một phần tại TP.HCM.
Nhật thực một phần tại TP.HCM ngày 9-3 là nhật thực quan sát được nhiều nhất sau 21 năm, kể từ nhật thực toàn phần xảy ra ngày 24-10-1995 tại Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Tại thời điểm đó, dải đất từ Phan Thiết đến Bình Phước quan sát được 100% nhật thực, TP.HCM quan sát được 98%.
Đến thời điểm này, nhật thực một phần trên lãnh thổ Việt Nam bắt đầu "nhả" dần. Tại TP.HCM, phần khuyết của mặt trời bắt đầu ít lại
Những bức ảnh đầu tiên về nhật thực một phần sáng nay:
Nhật thực một phần cực đại tại TP.HCM, chụp lúc 7g34 phút tại An Phú , Quận 2 - Ảnh: VIỄN SỰ
Nhật thực một phần tại TP.HCM, chụp lúc 6g50 tại An Phú , Quận 2 - Ảnh: VIỄN SỰ
Nhật thực một phần tại TP.HCM, chụp lúc 6g55 phút tại An Phú , Quận 2 - Ảnh: VIỄN SỰ
Nhật thực một phần tại TP.HCM, chụp lúc 7g10 phút tại An Phú , Quận 2 - Ảnh: VIỄN SỰ
Nhật thực một phần tại TP.HCM, chụp lúc 7g15 tại An Phú , Quận 2 - Ảnh: VIỄN SỰ
Nhật thực một phần tại TP.HCM, chụp lúc 7g20 tại An Phú , Quận 2 - Ảnh: VIỄN SỰ
Nhật thực một phần tại TP.HCM, chụp lúc 7g25 tại An Phú , Quận 2 - Ảnh: VIỄN SỰ
Nhật thực một phần tại TP.HCM, chụp lúc 7g30 tại An Phú , Quận 2 - Ảnh: VIỄN SỰ
Nhật thực một phần trên lãnh thổ Việt Nam bắt đầu "nhả" dần - Ảnh: VIỄN SỰ
8g35 nhật thực một phần đã kết thúc hoàn toàn tại TP.HCM - Ảnh: VIỄN SỰ
8g35 nhật thực một phần đã kết thúc hoàn toàn tại TP.HCM - Ảnh: VIỄN SỰ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.