Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Xả mặn vào đất trồng lúa để nuôi tôm gây hại sản xuất
(11:59:53 AM 28/06/2016)Nguyên nhân do một số người xả nước mặn vào đất trồng lúa để nuôi tôm, gây nhiễm mặn tràn lan, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất vụ lúa Hè Thu.
Ảnh: TL
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên, địa bàn có nhiều người tự phát nuôi tôm từ kênh Thứ Năm đến kênh Nhị Tỳ thuộc ấp Nam Qúy, xã Đông Thái (An Biên). Vùng này quy hoạch trồng lúa và phát triển những mô hình kinh tế thích hợp với hệ sinh thái nước ngọt, không nuôi tôm nước lợ, với hơn 100 hộ nông dân canh tác sản xuất.
Ông Lê Văn Liền, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên cho biết, kiểm tra ban đầu có 13 hộ dân tự ý chuyển đổi sang nuôi tôm nước lợ; đã lập biên bản, yêu cầu ngưng ngay việc lấy nước mặn nuôi tôm, bắt buộc bơm tháo ra ngoài sông rạch và rửa mặn khi có mưa, hoàn trả lại hiện trạng đất sản xuất ban đầu, đồng thời đề nghị, nếu gây thiệt hại hộ dân trồng lúa thì có trách nhiệm bồi thường.
Hệ lụy của việc xả nước mặn vào nuôi tôm là gần 90 hộ dân trồng lúa ở đây yêu cầu chính quyền địa phương và ngành chức năng huyện An Biên can thiệp, giải quyết. Bà Nguyễn Thị Hoàng, ấp Nam Qúy, xã Đông Thái bức xúc: “Vụ Hè Thu này gia đình tôi sản xuất hơn 40 công, với chi phí 700.000 đồng/công. Lúa gieo sạ khoảng 15 ngày tuổi thì hiện nay chết sạch do nước mặn ở các đầm vuông nuôi tôm lân cận xâm nhiễm tràn lan. Đất bây giờ bỏ hoang, không dám gieo sạ lại vì tiếp tục gieo xuống là chết nữa, nước mặn như vậy làm sao lúa sống nổi.”
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Dung, cùng địa chỉ trên, diện tích đất sản xuất lúa hơn 15 công, đến thời điểm này vẫn không gieo sạ được. Bà Dung nói: “Nông dân ở đây sống nhờ 2 vụ lúa/năm, nhưng năm nay vẫn chưa giám xuống giống vụ lúa Hè Thu do nước trong ruộng còn quá mặn. Nhiều hộ dân tự ý làm vuông nuôi tôm, bơm nước mặn vào nên càng mặn thêm. Người dân ở đây đề nghị chính quyền can thiệp, nhưng chờ hoài không thấy ai giải quyết.”
Nhiều hộ nông dân cũng đã đề nghị chính quyền can thiệp, giải quyết, yêu cầu các hộ nuôi tôm bồi thường. Đồng thời, kiến nghị làm cách nào đó xóa bỏ việc nuôi tôm để nông dân yên tâm làm ruộng.
Ghi nhận trên đồng đất Nam Qúy, bên cạnh nhiều đầm vuông đang thả tôm nuôi trong vùng quy hoạch đất lúa là những mảnh ruộng còn xanh màu cỏ, chưa gieo sạ lúa; nhiều thửa ruộng xuống giống 10 - 15 ngày tuổi, rễ lúa không bám được mặt đất nổi bồng bềnh trên mặt nước; không ít những mảnh ruộng gieo sạ lần hai nhưng lúa chết hoặc sống lay lắt, kém phát triển trông thật xót xa.
Những nông dân ở đây còn cho biết thêm, ngoài một số người tự phát nuôi tôm còn có cán bộ của huyện An Biên và tỉnh Kiên Giang đến trực tiếp nuôi tôm. Họ tự ý đào đắp đê bao, bơm nước mặn vào bất chấp sự ngăn cản, phản đối của nông dân. Theo biên bản xác minh của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên ngày 17/6/2016 lập tại tổ 4, ấp Nam Qúy (Đông Thái), hai cán bộ là ông Trần Văn Vinh và Trần Văn Sang đang công tác tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện An Biên trực tiếp tham gia nuôi tôm ngoài quy hoạch trên tổng diện tích 6 ha. Cùng với đó, một cán bộ tên Giang của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang đã thuê khoảng 10 ha đất của người dân ở đây mặc nhiên nuôi tôm dù cán bộ này biết rằng, đây là khu vực đất sản xuất nông nghiệp 2 vụ lúa/năm, không nằm trong quy hoạch nuôi tôm nước lợ.
Trước vấn đề này, lãnh đạo UBND huyện An Biên chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với địa phương khẩn trương kiểm tra, xử lý các hộ tự ý nuôi tôm ngoài quy hoạch và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người trồng lúa. Những trường hợp cán bộ huyện, tỉnh thuê đất nuôi tôm gây thiệt hại cho người dân sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.