»

Thứ bảy, 23/11/2024, 08:55:36 AM (GMT+7)

TP.HCM: Các trạm quan trắc tự động bị “liệt”

(14:08:11 PM 14/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Một đô thị hiện đại như TP HCM chỉ dựa vào các trạm quan trắc không khí bán tự động để dự báo chất lượng môi trường thì rất đáng lo ngại

TP.HCM:[-]Các[-]trạm[-]quan[-]trắc[-]tự[-]động[-]bị[-]“liệt”[-]
Một trạm quan trắc không khí tự động đã ngưng hoạt động từ năm 2009


Từ năm 2002, TP HCM được Đan Mạch và Na Uy tài trợ 9 trạm quan trắc không khí tự động. Hệ thống này cùng với 6 trạm quan trắc bán tự động và 8 trạm quan trắc các thông số benzen, toluen và xylen trong không khí ven đường đã tạo thành mạng lưới quan trắc cung cấp cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường; dự báo xu hướng, ứng phó sự cố cũng như xây dựng các kế hoạch về quản lý môi trường của TP.

Không đáng tin cậy

Từ năm 2009, toàn bộ trạm quan trắc tự động và benzen, toluen và xylen trong không khí đã ngưng hoạt động. Việc quan trắc chất lượng môi trường không khí được thực hiện tại 15 vị trí với hình thức bán tự động. Theo PGS-TS Nguyễn Đinh Tuấn, Trường ĐH Môi trường và Tài nguyên TP HCM, quan trắc tự động ghi nhận số liệu liên tục 24/24 giờ thông qua máy móc, người nghiên cứu muốn số liệu tại thời điểm nào cũng có. Còn quan trắc bán tự động do con người sử dụng thiết bị đo đạc với tần suất 3 lần/ngày nhưng một tháng chỉ đo 10 ngày cho nên có thể xảy ra hiện tượng có thời điểm chỉ số ô nhiễm cực kỳ cao. “Có lẽ chỉ còn Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn nồng độ trung bình theo giờ (dành cho quan trắc bán tự động), thế giới đều áp dụng tiêu chuẩn 24/24 (dành cho quan trắc tự động). Nhưng ngay cả Việt Nam, nhiều đô thị đã trang bị hệ thống quan trắc tự động, gần TP HCM có Đồng Nai, Bình Dương... Trong khi đó, TP HCM hiện chỉ có hệ thống quan trắc bán tự động, đi trước nhưng lại về sau mất rồi!” - PGS-TS Tuấn nhận xét. GS-TS Lê Huy Bá, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng số liệu đầu vào lấy từ các trạm quan trắc không khí bán tự động không đủ đại diện, không đủ tin cậy để xây dựng chiến lược, kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho TP vì số liệu chỉ lấy trong một thời gian nhất định, không thể đại diện và phản ánh được chất lượng không khí của TP.

Theo TS Lê Văn Khoa, Trường ĐH Bách khoa TP HCM, các trạm quan trắc bán tự động có thể giúp đánh giá sự thay đổi môi trường không khí năm trước so với năm sau nhưng để xây dựng các kế hoạch dài hơi thì chưa đủ, nhất là khi Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai xây dựng bộ chỉ số chất lượng không khí thì số liệu cung cấp từ các trạm quan trắc bán tự động sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Về cảm quan cũng có thể thấy mức độ ô nhiễm không khí tại TP đang gia tăng, một minh chứng là số lượng các phương tiện giao thông đang gia tăng trong khi chưa ngăn chặn và có chính sách ngăn chặn, kiểm soát việc nhập khẩu các loại phương tiện lạc hậu, khí thải cao. “Một đô thị có hơn 10 triệu dân như TP HCM mà không có trạm quan trắc tự động thì rất đáng lo ngại. Vì vậy, TP cần có kế hoạch tái đầu tư các trạm quan trắc tự động, nếu chưa có đủ kinh phí thì có thể đầu tư phân kỳ nhưng phải thật nhanh chóng vì đó là đầu vào của các kế hoạch quản lý môi trường” - TS Khoa đề xuất.

Phù hợp nhưng...

Ông Trần Nguyên Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM, khẳng định việc thực hiện quan trắc môi trường không khí tại 15 trạm tuân theo các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, các số liệu đều có độ tin cậy, độ chính xác phù hợp để đánh giá hiện trạng môi trường không khí của TP. Dẫu vậy, về nguyên tắc, quan trắc tại tất cả mọi thời điểm là đáng tin cậy nhất và chỉ có quan trắc liên tục, tự động mới thực hiện được. Ngoài ra, theo các hướng dẫn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ hoặc Bộ Môi trường Hàn Quốc..., địa phương có số lượng dân như TP HCM cần tăng cường số lượng các trạm quan trắc về môi trường không khí xung quanh (10-15 trạm quan trắc tự động liên tục, 35-45 trạm quan trắc chủ động) để có thể đánh giá kịp thời, chi tiết về diễn biến hiện trạng môi trường của TP trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có những thông tin kịp thời, chính xác về chất lượng môi trường không khí, TP cần tái đầu tư 9 trạm quan trắc không khí tự động đã bị hư hỏng trong thời gian qua.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường TP đang thực hiện thủ tục đầu tư dự án “Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường”, trong đó có phần đầu tư 2 trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục. Đồng thời, sở cũng đang lập đề án “Tổng thể phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường TP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Dự kiến, đến năm 2016 sẽ mở rộng thêm 5 vị trí quan trắc môi trường không khí.

Vừa qua, TP HCM đã xây dựng mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 90% nguồn khí thải công nghiệp tập trung được xử lý đạt quy chuẩn môi trường, giảm 70% ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải so với năm 2010.

12/15 KCN lắp hệ thống quan trắc tự động

Vấn đề lắp đặt hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải tại các KCN cũng được TP quan tâm, thúc đẩy trong thời gian qua. Ban Quản lý các KCX-KCN cho biết đến nay đã có 12 KCN lắp đặt trạm quan trắc chất lượng nước thải tự động; còn lại 3 KCN là An Hạ chưa lắp đặt hệ thống quan trắc tự động do lượng nước thải về hệ thống xử lý tập trung quá ít (dưới 2.000 m3/ngày), Đông Nam đang vận hành thử hệ thống xử lý nước thải và Cát Lái đang nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nên sẽ lắp đặt sau. Song song đó, TP cũng đầu tư hệ thống quan trắc tự động để giám sát kết quả quan trắc do các công ty hạ tầng lắp đặt.

Minh Khanh/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP.HCM: Các trạm quan trắc tự động bị “liệt”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI