Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Tổng cục Môi trường nói về việc thu hồi điện thoại, máy tính bảng hết hạn
(18:18:40 PM 20/10/2014)
Theo các chuyên gia, QĐ-50 không ảnh hưởng đến người tiêu dùng - Ảnh: Diệp Đức Minh
Hài hòa lợi ích các bên
Ông Hoàng Văn Thức, Chánh văn phòng Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị soạn ra dự thảo quyết định 50/2013/QĐTTg để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành, cho biết việc xây dựng dự thảo này tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây dựng một nghị định.
Ông Thức giải thích, quy trình nghiêm ngặt thể hiện ở việc cơ quan soạn thảo này cũng phải tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến của các bộ ngành khác, địa phương, đặc biệt là khối doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm, đưa ra nhiều ý kiến. Sau đó, đơn vị soạn thảo công khai lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đăng báo chí, tiếp tục tổ chức hội thảo ở nhiều vùng miền, với doanh nghiệp trong và ngoài nước…, trong các hội thảo đó, đều phải giải trình, tiếp thu lấy ý kiến của rất nhiều bên. Phải mất 2 năm nghiên cứu, lấy góp ý, soạn thảo rất cẩn thận mới ra được dự thảo quyết định 50 trình Thủ tướng phê duyệt.
“Đây là quy định liên quan đến tài chính, gắn trách nhiệm của các nhà sản xuất, phân phối sản phẩm điện tử nên đã tính toán rất kỹ để hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, nhà sản xuất cung ứng với việc bảo vệ môi trường, không thể làm qua loa”, ông Thức nói.
Cũng theo ông Thức, tính đến trước thời điểm có quyết định này và Luật Môi trường 2014 có hiệu lực từ ngày 1.1.2015 thì Việt Nam vẫn buông lỏng quản lý rác thải điện tử, tuy có thu gom nhưng không làm triệt để. Các nhà sản xuất, phân phối chỉ việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng chứ không có trách nhiệm phải thu hồi lại, tái chế hay tiêu hủy theo quy trình để đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, sau ngày 1.1.2015, khi quyết định có hiệu lực sẽ kiểm soát được chất thải điện tử thải ra môi trường. Ở nhiều nước, những sản phẩm điện tử phải có thời hạn bảo hành, sử dụng. Sau khi hết hạn sử dụng, nhà sản xuất sẽ phải thu hồi để xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường.
Đang xây dựng thông tư
“Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang cho xây dựng Thông tư hướng dẫn quyết định 50 này và sẽ ban hành sớm. Đây là quy định mới, nhiều nước trên thế giới đã có rồi, Việt Nam đi sau thôi nhưng không thể buông lỏng mãi”, ông Thức nói.
Ông Dương Thanh An, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế thuộc Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn quyết định 50/2013/QĐTTg, cho biết đang tổ chức lấy ý kiến để tiếp thu.
Theo ông An, Thông tư này sẽ quy định chi tiết về thu hồi, vận chuyển sản phẩm thải bỏ; xử lý sản phẩm thải bỏ; quản lý dữ liệu, thông tin, báo cáo về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thiết lập điểm thu hồi tại các vị trí để người tiêu dùng hoặc người thu gom chuyển sản phẩm thải bỏ đến thuận lợi. Số lượng điểm thu hồi và vị trí điểm thu hồi tùy thuộc vào lượng sản phẩm bán ra, đặc điểm tính chất của sản phẩm…
Tổng cục Môi trường là cơ quan chủ trì (có thể phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh) xem xét, quyết định số lượng và vị trí các điểm thu hồi thuộc địa bàn cấp tỉnh trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu về danh sách các điểm thu hồi. Khi thay đổi về số lượng, vị trí các điểm thu hồi doanh nghiệp sẽ phải báo với Tổng cục Môi trường để xem xét.
Tiêu chuẩn của điểm thu hồi như thế nào?
Ông Dương Thanh An - Ảnh: Tổng cục Môi trường
Ông An cũng cho biết, các điểm thu hồi cũng phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật như phải có thiết bị lưu chứa sản phẩm thải bỏ có kích thước phù hợp với từng sản phẩm, đảm bảo không phát sinh chất thải độc hại ra môi trường. Mỗi điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ phải có biển thông báo dòng chữ “Điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ” và được dịch sang tiếng Anh. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu ngoài trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình cũng được tiếp nhận sản phẩm thải bỏ cùng loại của đơn vị khác tại các điểm thu hồi.
Riêng với điểm thu hồi để lưu giữ tạm thời và trung chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi xử lý phải có hạ tầng kỹ thuật bảo đảm lưu giữ không phát tán chất độc hại ra môi trường và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Lãnh đạo Vụ Chính sách và Pháp chế của Tổng cục Môi trường cũng cho hay các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu được phép liên kết với nhau để thu hồi, vận chuyển và xử lý sản phẩm thải bỏ. Khi liên kết phải căn cứ vào thị phần sản phẩm bán ra thị trường Việt Nam của từng doanh nghiệp và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước. Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có thể tự xử lý hay liên kết với doanh nghiệp khác để cùng xử lý hoặc thuê cá nhân, tổ chức đủ điều kiện để xử lý sản phẩm thải bỏ. Tuy nhiên, việc xử lý phải tuân thủ các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về bảo môi trường, không phát tán độc hại, có thể tái chế sử dụng lại. Trước ngày 30.1 năm tiếp theo, các đơn vị sản xuất, nhập khẩu phải gửi báo cáo về lượng sản phẩm đã đưa ra thị trường của năm trước; lượng sản phẩm thải bỏ đã thu hồi và xử lý của năm trước đến Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Công khai số liệu thu hồi hằng năm
Ông An cũng cho biết thêm, Tổng cục Môi trường sẽ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm thải bỏ theo các thông tin: Danh sách các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ; Hệ thống các điểm thu hồi và cơ sở xử lý sản phẩm thải bỏ; Số lượng sản phẩm đã được bán ra thị trường Việt Nam hằng năm; Số lượng sản phẩm thải bỏ đã được thu hồi và xử lý được hằng năm tại Việt Nam; Số lượng sản phẩm thải bỏ đã được thu hồi và vận chuyển ra nước ngoài hằng năm… Các thông tin này sẽ nược đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường (www.vea.gov.vn).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.