Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Tắc kè quỷ sa tăng 
(20:27:48 PM 24/11/2013)
Tắc kè đuôi quỷ sa tăng là loài đặc hữu trong những cánh rừng nhiều mưa, nhiệt đới của miền Bắc và miền Trung Madagascar.
Tắc kè quỷ sa tăng có pháp danh khoa học là Uroplatus phantasticus.
Chúng được mệnh danh là ‘quỷ sa tăng’ bởi hình dạng bên ngoài khá dị hợm và khả năng tàng hình, biến đổi màu sắc đến không ngờ của loài tắc kè quỷ.
Tắc tè quỷ sống trên cây và có nhiều màu sắc khác nhau như tím, nâu, cam, vàng…
Chúng có đôi mắt đỏ, tuy nhiên màu mắt của chúng sẽ thay đổi cùng với màu thân để phù hợp với môi trường xung quanh.
Tắc tè quỷ cũng là loài có kích thước, trọng lượng nhỏ bé nhất trong họ hàng của chúng.
Khi trưởng thành tắc tè quỷ chỉ dài khoảng 6,3–16 cm và nặng 35–50 g.
Với những đường vân, gân trên sống lưng và toàn bộ cơ thể, trông chúng giống một chiếc lá khô đến không ngờ.
Khả năng thay đổi màu sắc là vũ khí hiệu quả giúp tắc kè quỷ vô tư nằm nghỉ ngơi, phơi nắng trên các cành cây, tán lá mà không sợ bị phát hiện.
Đó cũng là vũ khí giúp chúng ẩn nấp, ngụy trang, nằm phục, trực chờ con mồi đến để tấn công.
Tắc kỳ quỷ thường kiếm ăn vào ban đêm.
Món ăn ưa thích của tắc kè quỷ là các loại côn trùng như ruồi, muỗi và bướm đêm.
Tuy được gọi là tắc kè quỷ song chúng là loài động vật khá ôn hòa.
Nếu bị đe dọa, quấy rầy, tắc tè quỷ thường chỉ ngóc đầu lên và há to miệng kêu ‘xuỵt, xuỵt, xuỵt’.
Những con đực thường dùng đuôi tựa những chiếc lá của mình để thu hút bạn tình vào mùa sinh sản.
Vì có hình dáng vô cùng đặc biệt nên tắc tè quỷ trở thành vật nuôi làm cảnh của dân chơi chuyên nghiệp.
Hiện chúng được Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên WWF liệt vào danh sách những động vật bị săn lùng và tìm mua nhiều nhất thế giới.
Nạn phá rừng và sự săn bắt của con người đã làm thu hẹp môi trường sống và giảm số lượng đáng kể trong thiên nhiên của tắc kè quỷ.
Hiện loài này đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại Madagascar.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
-
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
-
Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
-
Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
-
Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
-
TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
-
Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
-
Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
-
Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)