»

Thứ hai, 20/01/2025, 09:01:30 AM (GMT+7)

"Sao quỷ” xuất hiện trong tuần

(20:05:41 PM 11/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Trong tuần này, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội ngắm “sao quỷ” Algol trên bầu trời.

Hình[-]minh[-]họa[-]sao[-]Algol[-]và[-]ngôi[-]sao[-]đồng[-]hành[-]với[-]nó[-]trong[-]chòm[-]sao 
Hình minh họa sao Algol (màu xanh) và ngôi sao đồng hành với nó trong chòm sao Tráng Sĩ. Ảnh: solstation.com.

 

Thuộc chòm sao Tráng Sĩ (Perseus), Algol được gọi là “sao quỷ” từ thời cổ đại. Tên gọi của sao Algol có nguồn gốc từ chữ al-ghul, nghĩa là “ma nữ” trong tiếng Arab. Nhưng, trái với suy nghĩ của nhiều người, tên này không ám chỉ hoạt động của ngôi sao, mà liên quan tới cái đầu của con quỷ Gorgon Medusa trong thần thoại Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp, Medusa là nữ quỷ với cặp mắt có thể biến mọi sinh vật sống thành đá.

 

Algol là một trong những biến tinh (ngôi sao có độ sáng thay đổi) mà nhiều người biết nhất và cũng là biến tinh được phát hiện từ rất sớm. Đây là ví dụ điển hình của mô hình hai ngôi sao cùng quanh quanh một tâm, với thời gian sáng và tối đan xen nhau đều đặn.

 

Thời gian để Algol thay đổi từ trạng thái sáng chói sang sáng mờ rồi trở lại độ sáng bình thường chỉ là gần 10 giờ. Người yêu thiên văn có thể quan sát toàn bộ hoạt động của ngôi sao này trong một đêm nếu gặp đúng dịp.

 

Người đầu tiên chú ý tới chu kỳ sáng tối của sao Algol là nhà thiên văn học sống ở thế kỷ 17 Geminiano Montanari ở thành phố Bologna (Italia), trang Space cho biết.

 

Tới năm 1667, giới thiên văn mới chỉ biết một biến tinh duy nhất. Đó là Mira, ngôi sao thuộc chòm sao Cá Voi (Cetus). Tuy nhiên, ánh sáng mà Mira phát ra thay đổi theo chu kỳ nhiều tháng, trong khi Algol biến đổi chỉ sau vài giờ. Đó có lẽ là lý do một số nhà thiên văn học thời đó rất chú ý tới phát hiện của Montarani.

 

Sự biến đổi độ sáng của Algol được tái phát hiện vào năm 1782 bởi John Goodgricke, nhà thiên văn học khiếm thính nghiệp dư người Anh. Googdrike quan sát ngôi sao một cách hệ thống và cuối cùng đã xác định được chu kỳ của nó. Cũng chính Goodricke đã đưa ra lời giải thích cho hiện tượng biến đổi này. Độ sáng của Mira thay đổi khi nó co lại và phình ra. Một thiên thể lớn có độ sáng thấp quay quanh Algol và thiên thể này chặn ánh sáng từ ngôi sao theo chu kỳ.

 

Algol cách trái đất khoảng 93 năm ánh sáng và có độ sáng gấp mặt trời 90 lần. Vật thể quay quanh, gọi là Algol B, tuy tối hơn Algol nhưng cũng sáng gấp ba lần mặt trời.Nếu quan sát từ trái đất, chúng ta có thể thấy hiện tượng Algol bị Algol B che lấp hoàn toàn (giống như nhật thực hay nguyệt thực) trong một khoảng thời gian.

 

Không chỉ thế, một vật thể khác là Algol C quay quanh cặp sao kia với khoảng cách lớn hơn theo chu kỳ 1,86 năm, nhưng không liên quan tới hiện tượng sao Algol B che lấp Algol.

 

Như đã nói ở trên, độ sáng của Algol biến đổi theo chu kỳ vài giờ. Qua nhiều năm, các nhà thiên văn học khẳng định chu kỳ của Algol chỉ sai lệch vài giây. Dù sự thay đổi đó không đáng kể, nhưng qua nhiều năm thì mức thay đổi tích tụ khiến chu kỳ của Algol đến sớm hoặc muộn hơn vài phút.

Trúc Quỳnh (VnExpress)
Từ khóa liên quan: Sao quỷ', xuất hiện, trong tuần
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Sao quỷ” xuất hiện trong tuần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI