»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:16:48 PM (GMT+7)

Nhật thực lai xuất hiện sau 150 năm vắng bóng Tin ảnh

(12:26:59 PM 04/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Hiện tượng nhật thực lai hiếm có xuất hiện sau 150 năm vắng bóng đã lan khắp toàn cầu, thu hút hàng triệu người xem.

Hôm qua (3-11), hiện tượng nhật thực đã xảy ra tại các khu vực ở nước Mỹ, châu Âu và châu Phi, cho phép người xem nhìn thấy một phần hoặc toàn bộ mặt trời bị mặt trăng che khuất.


Theo cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), người xem ở Trung Phi sẽ quan sát được rõ nhất khi ở đây xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần kéo dài khoảng 1 phút.
 
Hình ảnh một cánh chim bay qua mặt trời khi xảy ra nhật thực ở Sidon - miền nam Lebanon
 
Một phiên bản hiếm khác của nhật thực được nhìn thấy ở quận Queen ở New York (Mỹ) vào buổi sáng
 
Nhật thực lai bắt đầu diễn ra ở Mỹ, sau đó tiếp tục đi qua Đại Tây Dương và châu Phi. Lần cuối cùng hiện tượng này được ghi nhận là vào ngày 20-11-1854, cách đây gần 150 năm. Theo tính toán, đến ngày 17-10-2712 hiện tượng này mới lại tái diễn.
 
Hình ảnh nhật thực tại nước Mỹ, trước khi nó di chuyển sang Đại Tây Dương và châu Phi
 
Nhiếp ảnh gia Ben Cooper ghi lại hiện tượng nhật thực toàn phần từ máy bay ở độ cao 13.000 m

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời trong khi di chuyển và che khuất toàn bộ hoặc một phần mặt trời. Nhật thực hôm Chủ nhật (3-11) là một hiện tượng hiếm có, có lúc mặt trăng hoàn toàn che khuất mặt trời và có lúc người ta chỉ nhìn thấy một quầng sáng của mặt trời. Các nhà khoa học khuyến cáo người dân không nên quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường.
 
 
Trẻ em Tunisia đeo kính bảo vệ khi xem hiện tượng hiếm có này
 
Một người đàn ông ở Lisbon - Bồ Đào Nha cố gắng ghi lại những hình ảnh của nhật thực lai
 
Tổng thống Uganda Yoweri Museveni quan sát nhật thực cùng những em nhỏ tại một trường tiểu học
 
Mặt trời giống như lưỡi liềm màu đỏ ở Nairobi, Kenya
 

Theo các nhà khoa học, hiện tượng nhật thực đầy đủ nhất xảy ra ở khoảng 330 km về phía tây của Liberia  trên Đại Tây Dương.

Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên trái đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm. Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra.

 

 (Wikipedia)

 

(Theo Daily Mail, Space)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhật thực lai xuất hiện sau 150 năm vắng bóng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI