Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Lý giải việc bướm đêm gây dị ứng cho ngư dân
(07:28:48 AM 23/08/2012)
TS Vũ Văn Liên, chuyên gia thuộc Bảo tàng thiên nhiên xác nhận loài bướm qua ảnh do phóng viên chụp được tại các tàu đánh cá "tấn công" người chính là bướm đêm. Con to thuộc họ ngài trời, con nhỏ thuộc họ ngài hổ, ngài đêm...
Các con ngài này bay ra từ đất liền ra biển như từ các rừng cây, vườn cao su hoặc các loại cây khác. Chúng hoàn toàn không thể tự bay từ biển lên. Hầu hết loài ngài đều thích ánh sáng đèn. Vì thế, vào buổi tối, khi bay ra biển, chúng có xu hướng bay đến với ánh sáng đèn của các thuyền đánh cá.
Về việc đợt này có nhiều con bướm này hơn so với bình thường theo TS Vũ Văn Liên chính là do thời tiết. Trời nắng ấm xen kẽ mưa làm độ ẩm tăng, tạo điều kiện cho vụ hóa bướm, ngài nở nhiều. Vì đây là điều kiện để trứng, kén phát triển nhanh. Sự đồng loạt nở này đôi khi khiến đàn bướm lên đến hàng trăm, nghìn con.
Đối với côn trùng, phần lớn gây dị ứng như ngứa, mày đay, nổi mụn... là do sâu. Tuy nhiên, có một số loại ngài cũng gây dị ứng, gây ngứa, mề đay. Ngứa xuất phát từ lông và phấn của ngài dính vào da. Biểu hiện của dị ứng do loài ngài tạo nên có thể là nổi mày đay sần sùi hay viêm da. Phản ứng từ ngứa nhẹ đến nặng hơn là nổi mề đay có mụn nhỏ ở da; có thể vừa ngứa, mày đay, có vảy, bỏng rộp, có thể cả mảng lớn.
Để tránh bị loài côn trùng này gây ngứa, viêm da có thể khắc phục bằng cách: Nếu bật đèn điện, không nên đứng gần đèn, không nên cởi trần, cần mặc quần áo dài, đeo khẩu trang kín.
Một vài biện pháp sơ cứu ban đầu điều trị các triệu chứng chung trên bằng cách, cẩn thận nhổ, lấy các lông, phấn dính trên da bằng kẹp hoặc sử dụng băng dính nhẹ nhàng lấy lông, phấn còn lại từ các chỗ bị ngứa. Sau đó, ngay lập tức rửa khu vực với xà phòng và nước. Quần áo bị nhiễm nên được gỡ bỏ và giặt kỹ lưỡng. Khi ngứa, nếu càng gãi có thể sẽ càng gây dị ứng. Không có điều trị cụ thể cho hầu hết các phản ứng sâu bướm và bướm đêm (ngài) nhưng có thể có một vài loại thuốc bôi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.