»

Thứ hai, 20/01/2025, 13:50:10 PM (GMT+7)

Khánh Hòa đề xuất bảo tồn, nhân giống loài trà hoa Krempf

(13:39:23 PM 22/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học tỉnh Khánh Hòa đề xuất bảo tồn loài trà hoa Krempf được phát hiện tại hai địa điểm thuộc vùng núi của tỉnh, phạm vi phân bổ hẹp với số lượng cá thể hạn chế.

Tìm thấy hoa trà mi Krempf sau hơn 100 năm- Ảnh: TTO

 

Cuối năm 2013 nhóm nghiên cứu của Vườn quốc gia Piduop Núi Bà (Lâm Đồng) và trường Đại học Đà Lạt cũng công bố tìm thấy loài cây này tại khu vực đèo Hòn Giao, tiếp giáp tỉnh Khánh Hòa. Đây là loài trà đặc hữu của Việt Nam và là nguồn gen hiếm, có thể đề xuất đưa vào Sách Đỏ để khoanh nuôi trong tự nhiên, đồng thời nghiên cứu, nhân giống.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa, giữa năm 2013, trong quá trình điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học rừng Khánh Hòa, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học miền Nam phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa đã tình cờ phát hiện một cá thể loài cây này tại vùng núi Hòn Bà, nhưng khi đó cây chưa ra hoa. Đến tháng 11/2013, nhóm nghiên cứu lại gặp loài cây này tại vùng núi Sơn Thái, thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh (cách Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà 6 km theo đường chim bay). Nhờ thu được mẫu đầy đủ, kể cả hoa và quả, đã giúp các nhà nghiên cứu nhận dạng rõ nét hơn về loài cây này. Sau hơn 100 năm được các nhà thực vật học quốc tế tìm thấy chúng lần đầu tiên vào năm 1912, cũng tại khu vực núi Hòn Bà.

Các tài liệu cho thấy, năm 1942, loài cây này đã được nhà thực vật học người Pháp F. Gagnepain công bố và đặt tên là Thea Krempfii, thuộc họ trà. Đến năm 1949, loài cây này được xếp vào chi mới là Camellia Krempfii. Tuy nhiên từ đó loài trà này không được tìm thấy thêm trong tự nhiên.

Về hình thái trà hoa krempf có thân gỗ nhỏ, cao đến 8 mét, nhiều cành lá; lá đơn, không lông, phiến thuôn dài, có gân viền mép; mép lá có răng cưa nhỏ, đuôi lá hình tím. Hoa của chúng thường là hoa đơn, đôi khi hai, mọc ở nách lá, màu đỏ, đường kính từ 5 - 7cm; quả nang, hình cầu dẹp, gồm 10 múi, đường kính 6 - 7cm; hạt nâu bóng, kích thước 1,5 - 2cm. Đối với sinh thái, loài cây này có mặt trong rừng kín thường xanh nhiệt đới, phân bố ở độ cao từ 700 - 800 mét, tái sinh trong tự nhiên tương đối ít.

Tiên Minh-TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khánh Hòa đề xuất bảo tồn, nhân giống loài trà hoa Krempf

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI