»

Thứ tư, 30/10/2024, 14:24:04 PM (GMT+7)

Dựng nên cơ nghiệp nhờ sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu

(10:33:38 AM 02/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt đưa đến thiên tai, hạn mặn thường xuyên xảy ra và gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống, nhiều nông dân Tiền Giang đã hưởng ứng chủ trương nhà nước về tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp một cách phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cuộc sống. Tiêu biểu có ông Nguyễn Văn Lắm, cư ngụ tại ấp Bình Khương I, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo với mô hình đưa cây màu xuống trồng chuyên canh trên chân ruộng.

Mô[-]hình[-]đưa[-]cây[-]màu[-]xuống[-]trồng[-]chuyên[-]canh[-]trên[-]chân[-]ruộng[-]cho[-]hiệu[-]quả[-]cao

Mô hình đưa cây màu xuống trồng chuyên canh trên chân ruộng cho hiệu quả cao
 

Ông Lắm cho biết, gia đình ông canh tác 5.000 m2. Diện tích trên nằm trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía đông tỉnh Tiền Giang vốn thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, hạn hán và xâm nhập mặn gây nhiều thiệt hại. Trước thực trạng trên và đúc kết kinh nghiệm đối phó với thiên tai, trong những năm qua, ông Nguyễn Văn Lắm đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác trên sang trồng chuyên canh màu trên ruộng. Các loại màu chủ lực ông chọn đưa xuống chân ruộng là: gừng, bắp, ớt…

Thông thường, vào tháng 3, khi đã có những cơn mưa đầu mùa ông chuẩn bị đất để xuống giống gừng. Quy trình làm đất như sau: Trước khi xuống giống cày xới và phơi trở đất, bón lót bằng phân chuồng ủ nấm tricoderma. Trung bình 1.000 m2 bón lót 800 kg phân hữu cơ ủ với nấm Tricoderma và sử dụng 200 kg gừng giống để trồng.

Theo ông Lắm, sau khi xuống giống, nếu trời có mưa thì khỏi tưới còn không mưa mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần. Sau một tháng gừng đâm chồi vô tiếp một đợt phân mới với số lượng mỗi công đất bón 50 kg lân và 20 kg DAP. Chừng 2 tháng sau bón tiếp đợt phân thứ hai với số lượng 20 kg DAP và 50 kg NPK 20 – 20 – 15. Đợt phân cuối cùng bón 50 kg 16 – 16 – 8 và 6 kg KNO3 cho 1 công đất kết hợp tưới nước, chăm sóc cho đến khi thu hoạch.

Với cách làm như trên, năng suất gừng củ đạt đến 2 tấn/công đất. Vị chi 20 tấn/ ha. Trong những năm qua, giá gừng luôn ở mức cao, có thời điểm lên đến 42.000 đ/kg còn tính bình quân giá gừng trong năm đạt 35.000 đ/kg. Với 5 công đất, ông Lắm đạt sản lượng 10 tấn gừng củ, bán thu 350 triệu đồng sau vụ sản xuất, trừ chi phí còn lãi 250 triệu đồng hoa lợi từ gừng. Để phát huy tốt tiềm lực đất đai và lao động, sau khi thu hoạch vụ gừng chính vụ xong, ông còn trồng tiếp một vụ bắp và một vụ ớt, thu lợi nhuận thêm 50 triệu đồng.

Ngoài ra, nhận thấy lợi ích từ nghề chăn nuôi bò, dê đang phát triển mạnh ở các huyện phía đông tỉnh Tiền Giang; trong đó có Chợ Gạo – quê ông, ông Nguyễn Văn Lắm đầu tư kinh phí cất chuồng trại chăn nuôi bò với qui mô 2 – 3 con bò nái trong chuồng. Trung bình mỗi năm, ông xuất chuồng 2 con bê, thu thêm 30 triệu đồng. Tính ra, mỗi năm gia đình ông đạt lợi nhuận 330 triệu đồng từ nguồn lợi trồng màu và chăn nuôi.

Ông Lắm đánh giá, với mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm được nguồn nước bơm tát do không phải trồng lúa năng suất cao, gia đình ông từ chỗ nghèo khó đã dựng nên cơ nghiệp vững vàng, trở thành hộ khá giàu ở nông thôn Chợ Gạo thời kỳ đồi mới và hội nhập.

Điều đáng quý ở ông Lắm là bưng bát cơm đầy hôm nay ông không quên những người dân nghèo khó cơ nhỡ xung quanh đang cần sự hỗ trợ về mọi mặt, từ vốn liếng đến kỹ thuật canh tác, phương pháp làm ăn để vượt khó thoát nghèo. Ông đã giúp đỡ 22 hộ dân trong xóm ấp hàng chục triệu đồng vốn không lấy lãi, phổ biến kinh nghiệm chuyển đổi sản xuất từ độc canh cây lúa sang trồng màu và chăn nuôi bò thích ứng với thiên tai, hạn mặn để mọi người cùng nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện và trình độ canh tác của mình. Khảo sát cuối năm vừa qua, có 7 hộ được công nhận thoát nghèo. Ngoài ra, ông còn đóng góp 5 triệu đồng tham gia cùng địa phương chăm lo an sinh xã hội, giúp đỡ gia đình nghèo khó, neo đơn…

Ông Nguyễn Văn Vẹn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Gạo đánh giá cao cách làm ăn kinh tế hiệu quả và tinh thần tích cực tương thân, tương ái của ông Nguyễn Văn Lắm, một nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi tiêu biểu của địa phương. Nhờ những hạt nhân như ông Lắm mà phong trào nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi ở địa phương đang đi vào chiều sâu, mang lại diện mạo mới cho huyện Chợ Gạo hôm nay.

Minh Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dựng nên cơ nghiệp nhờ sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'

(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI