Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Đột phá với mô hình tạo phức sinh học
(08:25:32 AM 05/03/2013)Toàn cảnh hội nghị
Ngày 4/3, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại học Loyola Chicago và Hiệp hội Hóa học và Độc học môi trường khu vực Châu Á Thái Bình dương, tổ chức Hội thảo tập huấn quốc tế về Ứng dụng mô hình tạo phức sinh học (BLM) trong quản lý môi trường, với gần 100 các nhà quản lý và khoa học hoạt động trong lĩnh vực môi trường đến từ các quốc gia Đông Nam Á.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết: Hội thảo tập huấn là một trong các hoạt động nhằm giới thiệu về phương pháp ứng dụng mô hình tạo phức sinh học của UNEP, thảo luận về cơ hội và thách thức khi triển khai đánh giá chất lượng ô nhiễm môi trường ở các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời rút kinh nghiệm khi thực hiện mô hình thí điểm để làm cơ sở nhân rộng mô hình này.
Các chuyên gia đã giới thiệu kịch bản BLM nhằm đánh giá chất lượng ô nhiễm kim loại nặng (Cu, Zn, Ni) ở châu Á như: Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn (EQS) cho Nicken (Ni) trong hướng dẫn khung về môi trường nước của Châu Âu, đã đạt được chất lượng sinh thái và hóa học tốt cho các thủy vực nước mặt, kiểm soát tuân thủ được áp dụng trong toàn bộ phương pháp phân loại dựa trên tích lũy sinh học; xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho trầm tích dựa trên tính tương quan giữa các chỉ số của chất lượng sinh thái nền đáy, các nồng độ chất ô nhiễm đo được, dựa trên thực địa và các chất ô nhiễm trầm tích thường biến thiên cùng nhau
Một trong những thách thức trong quản lý tại Việt Nam hiện nay đó là chưa có có mô hình xử lý ô nhiễm kim loại nặng hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Xử lý ô nhiễm kim loại nặng chỉ mới dừng ở các phương pháp hóa học, đó là sử dụng các chất hoá học để gia tăng phản ứng oxy hoá khử. Những tác nhân oxy hoá thường sử dụng là ozone, hydrogen peroxide, hypochlorine và chlorine dioxide. Tác nhân khử thường dùng là sulfate sắt, sodium bisulfite và sodium hydrosufite, biến đổi các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn; biện pháp sinh học là sử dung vi sinh vật: Dùng vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và không khí cho chúng. Trong môi trường tự nhiên, có nhiều loài vi sinh vật có khả năng hấp thu các kim loại nặng…
Các kim loại nặng có thể gây độc hại và ảnh hưởng đến cả số lượng cá thể và cả đa dạng về thành phần loài của các vi sinh vật đất. Song ảnh hưởng của mỗi nguyên tố đối với các sinh vật không giống nhau. Việc xây dựng ngưỡng độc hại đối với các kim loại nặng là rất khó khăn và tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Tuỳ theo từng nước mà công việc kiểm soát đánh giá đất ô nhiễm có khác nhau.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam cũng đã đưa ra dự thảo tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Theo đó, hàm lượng kim loại nặng trong đất và trên rau không được quá mức giới hạn cho phép. Cụ thể đồng (Cu) trong rau không quá 10 mg/kg, trong đất không quá 100mg/kg, kẽm (Zn) rau không quá 20 mg/kg, đất không quá 500mg/kg, Niken (Ni) rau không quá 10 mg/kg, đất 100 mg/kg .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.