Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Diễn đàn khoa học về biến đổi Khí hậu
(12:49:17 PM 09/07/2015)Sáng ngày 07/07/2015, năm tháng trước Hội nghị COP-21 vào tháng 12 năm nay, tại trụ sở UNESCO tại Paris, đã khai mạc Diễn đàn khoa học về khí hậu, một Hội thảo khoa học lớn nhất chuẩn bị cho COP-21.
Bảng quảng cáo Hội nghị Thượng đỉnh Biến đổi Khí hậu tháng 12/2015 ở Paris, nước Pháp. Ảnh: Nguồn www.cop21makeitwork.com.
Trong hội nghị kéo dài bốn ngày này, khoảng 2.000 nhà khoa học sẽ chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới, đề xuất nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn Trái đất đang bị hâm nóng nhanh.
Trên diễn đàn hội nghị, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO Flavia Schlegel nhấn mạnh: “Tương lai nhân loại chúng ta phụ thuộc vào mối liên hệ giữa thông tin khoa học và đường lối chính trị”.
Chuyên gia khí hậu học Pháp Hervé Le Treut, Chủ tịch Ban tổ chức hội nghị này nhận định: các khoa học về khí hậu của chúng ta đã chuyển từ khoa học báo động đơn giản với một câu hỏi duy nhất (phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây nguy hiểm như thế nào?) sang các khoa học đối mặt với nhiều câu hỏi (chúng ta có thể làm được những gì bây giờ?).
Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Michel Jarraud giải thích, rằng “bây giờ vẫn là lúc còn kịp để thay đổi tình hình, nhưng thời gian là gấp rút”. Theo ông, các nhà lãnh đạo chính trị có thể “dựa vào các thông tin khoa học để hướng thế giới đến các giải pháp hợp lý hơn?”.
Tổng cộng khoảng 160 phiên họp và phiên thảo luận về nhiều lĩnh vực; như đại dương, Bắc cực, rừng… sẽ được tổ chức tại trụ sở UNESCO và khu đại học Jussieu Paris, với sự tham gia của các nhà khoa học từ nhiều ngành khác nhau, như vật lý, địa chất, kỹ thuật và cả kinh tế, khoa học chính trị. Đây là dịp điểm lại các thành tựu nghiên cứu mới đây, kể cả những tiến bộ được trông đợi, đặc biệt trong việc dự báo các diễn biến khí hậu bất thường và biến đổi của áp suất khí quyển.
Theo giám đốc của khoa Sinh thái Toàn thể, thuộc Viện Carnegie (Hoa Kỳ), Chris Field, “vấn đề không phải là các nhà khoa học nói với chính phủ các nước về việc họ sẽ phải làm gì tháng 12 tới (thời điểm diễn ra thượng đỉnh COP21), nhưng họ có vai trò quan trọng trong việc soi sáng các khả năng lựa chọn”.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon gửi thông điệp tới hội nghị, hoan nghênh sự kiện này. Ông khẳng định: “Thế giới chúng ta đang hồi gay cấn. Hội nghị diễn ra vào thời điểm này là hết sức đúng lúc”. Tổng thư ký Ban Ki-moon nhắc lại nhận định của nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu GIEC, theo đó nhiệt độ Trái đất sẽ tăng từ 5°C đến 6°C trước cuối thế kỷ, nếu không có thay đổi lớn. Ông nhấn mạnh, các cam kết cắt giảm khí thải của các nước cho đến nay, trong khuôn khổ đàm phán COP-21 ở Lima, Peru năm 2014, là không đủ để đạt mục tiêu giảm nhiệt độ tối đa 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp hóa.
Theo các nhà khoa học, để giữ nhiệt độ tăng dưới 2°C thế giới phải giảm từ 40% đến 70% khí thải gây hiệu ứng nhà kính CO2 từ đây đến 2050 và đạt mục tiêu “không các bon” trước cuối thế kỷ.
Chủ đề hàng ngày của hội nghị bao gồm như sau:
Ngày 1 với nội dung về Kiến thức về biến đổi khí hậu - Tập hợp các kiến thức mới nhất từ khoa học tự nhiên và xã hội, các vấn đề liên quan đến những thay đổi quan sát được trong các hệ thống khí hậu. Xem xét các dẫn dắt và tác động của các lĩnh vực gồm: phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, và tương tác vật lý-sinh thái-xã hội, kết nối các tiến bộ và những khoảng trống trong kiến thức giữa các ngành và các vùng.
Ngày 2 với nội dung về Viễn cảnh tương lai chung của chúng ta - Nhìn vào kịch bản tương lai trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xem xét các tác động giữa các hệ thống và cả khu vực trong trung hạn (2030-2050) và dài hạn (2070 và xa hơn nữa). Kịch bản tương phản được điều tra cũng như hậu quả của sự tương tác giữa các hệ thống vật lý, sinh thái và con người.
Ngày 3 với nội dung về Đáp ứng các thách thức Biến đổi Khí hậu - Đây là ngày tập trung vào việc giảm thiểu và thích ứng tùy chọn, làm nổi bật những đột phá khoa học và công nghệ và thảo luận các rào cản, đồng lợi ích, rủi ro và phản hồi. Đồng thời bàn về khám phá các phản ứng của địa phương và khu vực, thảo luận về con đường hội nhập giữa các ngành và các bên liên quan, nhấn mạnh sự cần thiết với phương pháp tiếp cận từ dưới lên….
Ngày 4 với nội dung về Hành động tập thể và giải pháp chuyển hoá - Đây là ngày cuối cùng của hội nghị nhằm tìm hiểu các giải pháp biến đổi biến đổi khí hậu từ góc độ liên ngành để đạt được các giải pháp tích hợp đặc biệt là thông qua sự hợp tác. Điều này bao gồm các giải pháp qua một loạt các ngành, lĩnh vực và các bên liên quan mà bao gồm công nghệ chế biến, kinh tế, hành vi đó sẽ dẫn đến con đường biến đổi để thách thức biến đổi khí hậu, từ gần đến dài hạn, và ở nhiều cấp độ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.