Khí hậu
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Cần sự chung tay, góp sức
(07:22:50 AM 23/10/2014)Ảnh: minh họa
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra hiện tượng nắng nóng kéo dài; lượng mưa, dòng chảy các sông suối hầu hết đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, không xuất hiện lũ tiểu mãn vào thời gian cuối tháng 5… Những điều này khiến các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có dung tích trữ thấp, nhiều công trình thủy lợi nhỏ bị cạn nước. Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng đến địa phương và có nguy cơ tiếp tục diễn ra, với khả năng tác động xấu đến việc cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông xuân 2014- 2015 trên địa bàn tỉnh.
Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đối phó với ảnh hưởng của ElNino với lo ngại về khả năng mùa mưa đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn, dòng chảy các sông, suối có xu thế giảm nhanh khi mùa mưa kết thúc.
Đây chỉ là một trong những hiện tượng về biến đổi khí hậu, không nằm ngoài sự tính toán của những cơ quan có trách nhiệm ở Khánh Hòa. Từ giữa năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 1113/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của kế hoạch này ngoài việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng ảnh hưởng đến tài nguyên nước, ảnh hưởng đến hạ tầng cơ sở, tác động đến đa dạng sinh học vùng biển ven bờ, kế hoạch nói trên còn đưa ra các nhiệm vụ cần thực hiện để đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương.
Khánh Hòa đã dành 2,9 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với cơ sở hạ tầng các lĩnh vực và địa phương ven biển”; triển khai công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến lĩnh vực tài nguyên nước và đề xuất kế hoạch ứng phó” với kinh phí 1 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Tỉnh còn dành 1,1 tỷ đồng từ nguồn vốn khoa học của tỉnh để triển khai việc nghiên cứu một công trình khác nhằm tìm các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung.
Chỉ mới là những công trình nghiên cứu bước đầu song số tiền bỏ ra đã lên đến nhiều tỷ đồng. Ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nói: “Đa số các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Khánh Hòa giai đoạn 2011- 2015 vẫn chưa triển khai được do khó khăn về nguồn vốn, chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước, chưa kêu gọi được sự hỗ trợ, chung tay góp sức từ cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước.”.
Từ sự chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua xem xét nhu cầu thực tế của địa phương, từ năm 2012, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng kế hoạch và đề xuất trung ương hỗ trợ vốn để thực hiện các dự án về hạ tầng cơ sở để thích ứng với biến đổi khí hậu. Chỉ tính riêng năm 2012, Khánh Hòa đã xác định có 5 công trình trọng điểm được ưu tiên đầu tư, như: Xây dựng cầu Cho Ro ở huyện miền núi Khánh Sơn, cầu Thác Ngựa ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, kè hạ lưu cầu Bình Tân (Nha Trang), kè bảo vệ thị trấn Tô Hạp… với số kinh phí cần trung ương hỗ trợ lên đến 700 tỷ đồng. Các năm sau đó, Khánh Hòa tiếp tục đề xuất các dự án ưu tiên thực hiện theo chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu của trung ương, như dự án kè Vạn Giã, huyện Vạn Ninh (300 tỷ đồng); các công trình cấp nước khu vực nông thôn bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu bằng nguồn vốn ODA do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ (hơn 127 tỷ đồng)…
Thế nhưng những dự tính nói trên của Khánh Hòa vẫn còn... "nằm trên giấy", chưa có một dự án nào nhận được sự hỗ trợ kinh phí để triển khai, vì nguồn vốn quá lớn và cả nước không chỉ có Khánh Hòa mới phải ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mới đây, tại Khánh Hòa, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế trong việc thực thi chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu và thực tiễn ở Việt Nam.
Tại hội thảo, bà Dorothea Konstantinidis, một chuyên gia về biến đổi khí hậu của Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng ngoài vai trò chung về ban hành chính sách của Chính phủ, việc thực thi chính sách này cần có trách nhiệm của toàn hệ thống, mà điều kiện tiên quyết là vai trò và đóng góp của các tổ chức dân sự, của người dân. T rong bối cảnh thiếu nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như Việt Nam hiện nay, việc ứng phó với biến đổi khí hậu cần tập trung vào việc chống phá rừng và suy thoái rừng, trồng rừng ngập mặn.
Cũng tại hội thảo này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng nêu lên thực trạng và giải pháp bảo vệ, phát triển rừng ven biển Việt Nam nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Tỉnh Khánh Hòa có đường bờ biển dài hơn 380km với nhiều đầm vịnh. Trước kia, rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn ha, nay do người dân triệt hạ để làm hồ nuôi hải sản, lấy gỗ mà diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng, từ khoảng 2.500 ha (năm 1990) xuống còn chưa đến 100 ha hiện nay.
Gần đây, ngoài những giải pháp hiệu quả của chính quyền địa phương, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người dân đã phát động, thực hiện phong trào trồng, tái tạo rừng ngập mặn. Một trong những kiến nghị của Khánh Hòa đối với trung ương là cần khoản kinh phí 20 tỷ đồng từ Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu để thực hiện dự án trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển trong giai đoạn 2011-2015.
Ứng phó biến đổi khí hậu không chỉ là trách nhiệm của một quốc gia hay một địa phương, mà là sự chung tay, góp sức của tất cả mọi người. Việc ứng phó cũng không phải chỉ cần xây dựng hệ thống công trình hạ tầng thích ứng hoặc chỉ là chống phá rừng, mà đây là "cuộc chiến" toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Từng quốc gia, từng địa phương và người dân phải dựa vào bối cảnh, điều kiện của mình để có hành động hữu ích nhất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).