Khám phá
Phát hiện loài khủng long mới ở Bắc Mỹ - “Chicken from Hell”
(13:51:46 PM 20/03/2014)
Ảnh: Mark Klingler, Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie
Con khủng long mỏ khoằm này, được đặt tên Anzu wyliei, được mô tả trong số mới nhất của tạp chí chuyên ngành PloS ONE. Con khủng long này cao, chiều dài khoảng 11.5 feet (khoảng 3.5m), nặng 500 pounds (khoảng 226kg) và có bộ móng vuốt sắc nhọn.
“Đó là một con chim ăn thịt khổng lồ, với một cái đầu gà và có lẽ có cả lông vũ,” đồng tác giả Emma Schachner của đại học Utah phát biểu trong một thông cáo báo chí. “Con vật này cao khoảng 10 feet (khoảng 3m) khi đứng, vì vậy sẽ thật là đáng sợ nếu tình cờ chạm trán phải con vật này.”
Matt Lamanna, người đứng đầu cuộc tìm kiếm của Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie bổ sung, “Chúng tôi gọi đùa nó là “Chicken from hell” (Gà địa ngục), và tôi nghĩ rằng cái tên này khá phù hợp.”
Hóa thạch của con khủng long này được khai quật từ phần cao nhất của tầng đá địa chất tại Hell Creek thuộc Bắc và Nam Dakota (Hoa Kỳ). "Con khủng long này đích thực là đến từ Hell - Địa ngục (vậy mới nói!)"
Tên khoa học của nó được đặt theo sự kết hợp giữa Anzu, một con quái vật mình chim trong thần thoại Lưỡng Hà cổ đại (người Sumerian), và wyliei, một cậu bé có tên Wylie - cháu trai một người ủy thác yêu thích loài khủng long của Bảo tàng Carnegie, thành phố Pittburgh (Hoa Kỳ).
Con khủng long này là một trong những loài Oviraptorsaurs (khủng long trộm trứng) xuất hiện sớm nhất, vì thế chúng sống rất gần với thời điểm xảy ra sự kiện tuyệt chủng của loài khủng long, khi một tiểu hành tinh va chạm vào Trái Đất cách đây 65 triệu năm, Schachner giải thích.
Cô và các đồng nghiệp tin rằng con khủng long có móng vuốt này là loài ăn tạp, thức ăn của nó là thực vật, sinh vật nhỏ và có lẽ cả trứng khi sống ở một đồng bằng ẩm ướt do nước lũ tạo thành.
Con khủng long này hình như đã bị vài vết xây xát (hoặc do quá hậu đậu?), bộ hóa thạch của nó đã tiết lộ những manh mối thú vị về điều này.
Schachner giải thích thêm, “Hai trong số các mẫu vật đã hiển thị những chứng cứ của bệnh lý. Một mẫu xuất hiện việc xương sườn bị gãy và đã lành lại, và mẫu còn lại cho thấy bằng chứng về một số chấn thương ở ngón chân.”
Cô tiếp tục, “Tôi thực sự rất vui mừng về khám phá này bởi Anzu là loài khủng long Oviraptorsaur (hay Khủng long trộm trứng - Wiki) lớn nhất được tìm thấy ở Bắc Mỹ. Oviraptorsaur là một chi khủng long có họ hàng rất gần với loài chim và thường có chiếc mào kì lạ giống loài đà điểu đầu mào châu Úc (cassowary) ở trên đầu.”
Đà điểu đầu mào (hay đà điểu Úc đội mũ - Wiki) là một loài chim có cánh nhưng không thể bay, sống ở Úc, New Guinea (Niu Ghi-nê) có quan hệ họ hàng với đà điểu Úc (chim emu) và đà điểu châu Phi.
Loài khủng long này giống như một bức ảnh cắt dán nghệ thuật pha trộn giữa loài gà, đà điểu đầu mào và khủng long hông thằn lằn – tất cả kết hợp lại thành một loài. Mô hình hoàn chỉnh của chúng được trưng bày tại Viện Bào tàng Lịch sử Tự nhiên Canergie.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.