Thứ ba, 26/11/2024, 11:36:18 AM (GMT+7)

Những 'siêu nhân' bay không cần cánh

(14:46:17 PM 12/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Bay không chỉ là độc quyền riêng của loài chim, cũng không cần dùng những kỹ thuật phức tạp như con người. Một số loài động vật vẫn có thể 'bay' mà không cần đến đôi cánh, chúng xứng đáng là 'siêu nhân'.

 Sóc bay

 

 

Loại sóc bay chỉ trong một lần lượn đi đã có thể bay xa đến 9m, "cánh lượn" chỉ là màng da. Khi bay chúng vươn ra tất cả 4 chi để nhảy, mở rộng màng bay của mình (màng da nối liền từ cổ đến mắt cá chân). Thông thường, sóc bay lục lọi trên ngọn cây để tìm trái cây, vỏ cây, địa y, nấm. Chúng chỉ bay tuốt ra không khí khi nào có con cú hay động vật săn thịt nào khác xuất hiện, đe dọa chúng.

 

Ếch bay

 

 

Ếch bay Helen dài khoảng 10cm, bụng dài, mắt viền trắng, các ngón chân có màng dễ bám và nhảy từ cây này sang cây khác, từ vòm cây xuống mặt đất. Loài ếch này đặc biệt được tìm thấy ở vùng ngoại ô tp.HCM

 

Cá chuồn

 

 

Họ cá chuồn sinh sống trong tất cả các đại dương, đặc biệt là trong vùng nước ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là vây ngực lớn bất thường cho phép cá ẩn và thoát khỏi các kẻ săn mồi bằng cách nhảy ra khỏi mặt nước và bay qua không khí một vài mét trên bề mặt của nước. Chiều dài đường bay của chúng thường khoảng 50 mét. Để lướt lên khỏi mặt nước, cá chuồn di chuyển cái đuôi của nó lên đến 70 lần mỗi giây. Sau đó nó giăng vây ngực của nó và nghiêng nhẹ lên trên để cất lên. Vào đoạn cuối của cú lượn, nó gấp vây ngực để hạ cánh xuống biển, hoặc nhúng đuôi xuống nước để đẩy mạnh xuống mặt nước để thực hiện thêm một cú bay liệng nữa, có thể thay đổi hướng bay. Hình dạng cong của "cánh" giống với hình dạng khí động học của cánh chim. Nó có thể tăng thời gian của nó trong không khí bằng cách bay thẳng vào hoặc ở một góc với hướng dương lên được tạo ra bởi sự kết hợp của các dòng không khí và dòng đại dương.

 

Thàn lằn bay

 

 

Đó là giống Draco, mà thường có tên là “Rồng bay”. Người ta từng thấy chúng bay từ cây này sang cây nọ rất xa, xa có tới 50 bộ, tức bằng khoảng cách giữa hai cột điện. Tuy nhiên không phải chúng bay, mà chúng chỉ lướt gió. Cánh của chúng chỉ là một lớp màng mỏng, chăng giữa từ 5 đến 6 cặp xương dính vào bên hông. Muốn bay, chúng phải leo lên đỉnh một cây cao, phóng mình ra không khí, rồi giương đôi cánh cho bọc gió, bay tít ra xa. Giống này sinh sống tại miền Trung châu Mỹ và miền Nam châu Á.

 

 

Rắn bay

 

 

Đối với các loài bò sát khác, nhảy từ độ cao hàng chục mét chẳng khác nào hành động tự sát, bởi ít nhất chúng cũng bị gãy xương. Tuy nhiên, Chrysopelea paradisi, tên một họ rắn sống trên cây từ Đông Nam Á tới Nam Á, lại là ngoại lệ. Chúng có thể bay từ cây này sang cây khác với khoảng cách tối thiểu 24m. Tốc độ bay của rắn khá nhanh, dao động từ 8 tới 10 m mỗi giây.

 

Cá đuối

 

 

Cá đuối là một vận động viên duyên dáng, chúng 'bay' qua những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên thế giới bằng cách vỗ vây ngực lớn của mình. Vây được sử dụng như đôi cánh để giúp cơ thể nâng  lên đến khỏi mặt nước đến bảy feet (hai mét) trong không khí. Cá đuối rất ít kẻ thù nên hành động bay vọt lên cao của chúng có thể là một hình thức tán tỉnh hay chỉ đơn giản là ham vui.

 

 

MINH GIANG (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những 'siêu nhân' bay không cần cánh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI