Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Sóc bay
Loại sóc bay chỉ trong một lần lượn đi đã có thể bay xa đến 9m, "cánh lượn" chỉ là màng da. Khi bay chúng vươn ra tất cả 4 chi để nhảy, mở rộng màng bay của mình (màng da nối liền từ cổ đến mắt cá chân). Thông thường, sóc bay lục lọi trên ngọn cây để tìm trái cây, vỏ cây, địa y, nấm. Chúng chỉ bay tuốt ra không khí khi nào có con cú hay động vật săn thịt nào khác xuất hiện, đe dọa chúng.
Ếch bay
Ếch bay Helen dài khoảng 10cm, bụng dài, mắt viền trắng, các ngón chân có màng dễ bám và nhảy từ cây này sang cây khác, từ vòm cây xuống mặt đất. Loài ếch này đặc biệt được tìm thấy ở vùng ngoại ô tp.HCM
Cá chuồn
Họ cá chuồn sinh sống trong tất cả các đại dương, đặc biệt là trong vùng nước ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là vây ngực lớn bất thường cho phép cá ẩn và thoát khỏi các kẻ săn mồi bằng cách nhảy ra khỏi mặt nước và bay qua không khí một vài mét trên bề mặt của nước. Chiều dài đường bay của chúng thường khoảng 50 mét. Để lướt lên khỏi mặt nước, cá chuồn di chuyển cái đuôi của nó lên đến 70 lần mỗi giây. Sau đó nó giăng vây ngực của nó và nghiêng nhẹ lên trên để cất lên. Vào đoạn cuối của cú lượn, nó gấp vây ngực để hạ cánh xuống biển, hoặc nhúng đuôi xuống nước để đẩy mạnh xuống mặt nước để thực hiện thêm một cú bay liệng nữa, có thể thay đổi hướng bay. Hình dạng cong của "cánh" giống với hình dạng khí động học của cánh chim. Nó có thể tăng thời gian của nó trong không khí bằng cách bay thẳng vào hoặc ở một góc với hướng dương lên được tạo ra bởi sự kết hợp của các dòng không khí và dòng đại dương.
Thàn lằn bay
Đó là giống Draco, mà thường có tên là “Rồng bay”. Người ta từng thấy chúng bay từ cây này sang cây nọ rất xa, xa có tới 50 bộ, tức bằng khoảng cách giữa hai cột điện. Tuy nhiên không phải chúng bay, mà chúng chỉ lướt gió. Cánh của chúng chỉ là một lớp màng mỏng, chăng giữa từ 5 đến 6 cặp xương dính vào bên hông. Muốn bay, chúng phải leo lên đỉnh một cây cao, phóng mình ra không khí, rồi giương đôi cánh cho bọc gió, bay tít ra xa. Giống này sinh sống tại miền Trung châu Mỹ và miền Nam châu Á.
Rắn bay
Đối với các loài bò sát khác, nhảy từ độ cao hàng chục mét chẳng khác nào hành động tự sát, bởi ít nhất chúng cũng bị gãy xương. Tuy nhiên, Chrysopelea paradisi, tên một họ rắn sống trên cây từ Đông Nam Á tới Nam Á, lại là ngoại lệ. Chúng có thể bay từ cây này sang cây khác với khoảng cách tối thiểu 24m. Tốc độ bay của rắn khá nhanh, dao động từ 8 tới 10 m mỗi giây.
Cá đuối
Cá đuối là một vận động viên duyên dáng, chúng 'bay' qua những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên thế giới bằng cách vỗ vây ngực lớn của mình. Vây được sử dụng như đôi cánh để giúp cơ thể nâng lên đến khỏi mặt nước đến bảy feet (hai mét) trong không khí. Cá đuối rất ít kẻ thù nên hành động bay vọt lên cao của chúng có thể là một hình thức tán tỉnh hay chỉ đơn giản là ham vui.