Thứ bảy, 18/01/2025, 10:19:57 AM (GMT+7)

Sò đo cam là “kẻ xâm lăng” thầm lặng Tin mới nhất

(22:00:58 PM 17/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Vừa qua, tôi xem truyền hình thấy nói rằng cây sò đo cam là một loài cây có hại. Xin cho biết nó hại như thế nào? Hiện trước nhà tôi cũng có trồng hai cây này. NGỌC LAN (Q.7, TP.HCM)

 

Cây sò đo cam được trồng thành hàng dài trước Trường tiểu học Lộc Sơn 1 (Bảo Lộc, Lâm Đồng) - Ảnh: VÕ TRANG
 
 
- Thời gian gần đây cây sò đo cam (hay còn gọi là chuông đỏ, hồng kỳ, tulip châu Phi...) - có tên khoa học là Spathodea campanulata - trở thành loại cây “nóng” khi từ năm 2003, trong cuốn sách Sinh vật ngoại lai xâm hại: sự xâm lăng thầm lặng, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đưa cây này vào vị trí 41 trong danh sách “100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới”.
 
Trong khi đó, loài cây này đang khoe sắc tại một số tỉnh thành của VN, đặc biệt phổ biến ở Lâm Đồng. Tại TP.HCM, sò đo cam cũng được trồng ở một số tuyến đường, có khá nhiều tại đường Nguyễn Văn Linh, Q.7.
 
Sò đo cam có nguồn gốc từ châu Phi, thân gỗ nhỡ, có hoa từng cụm màu vàng đậm hay đỏ cam, hạt có cánh phát tán theo gió và nảy mầm rất nhanh.
 
TS Phạm Trịnh Hùng - phó trưởng khoa lâm nghiệp ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết: “Theo các tài liệu khoa học đáng tin cậy thì Spathodea campanulata là cây phát tán hạt qua gió, mọc nhanh, có khả năng loại bỏ các cây khác trong cùng phạm vi phân bố. Từ đó cho thấy cây này sẽ nhanh chóng xâm chiếm các vùng đất hoang hóa, các vùng rừng đã bị tác động dẫn đến việc làm giảm mức độ đa dạng sinh học do sự cạnh tranh tiêu cực của chúng với các loài cây khác.
 
Trong một hệ sinh thái thì các sinh vật sống có mối quan hệ qua lại theo chuỗi thức ăn, việc mất đi đa dạng thực vật sẽ hình thành hệ quả cho việc mất đi sự đa dạng của các loài động vật, từ đó đưa đến sự biến đổi, suy thoái hệ sinh thái và tất yếu có cội nguồn từ việc mất đa dạng sinh học bản địa”.
 
Điều khó hiểu là ngày 1-7-2011, trong thông tư 22/2011 của Bộ TN&MT xác định cây sò đo cam là loài thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại nhưng chưa xuất hiện ở Việt Nam; thế nhưng ở Lâm Đồng, loài cây này đã có từ trước đó rất lâu và đã phát triển đến mức Sở NN&PTNT Lâm Đồng phải ra thông báo khuyến cáo!
VÕ TRANG - TRUNG UYÊN (Tuổi trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sò đo cam là “kẻ xâm lăng” thầm lặng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI