Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Đắk Nông: Cần sớm thay thế cây sò đo cam trồng trên Quốc lộ 14
(09:38:58 AM 13/09/2015)Đây là loại cây ngoại lai, từng được trồng tại một số tỉnh, thành miền Trung Tây nguyên và miền Đông, Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thông tư xác định sò đo cam là loại cây ngoại lai gây hại, UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo dừng việc trồng loại cây này và yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý việc trồng cây sò đo cam trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa: TL
* Trồng hàng nghìn cây không phù hợp thổ nhưỡng
Theo cơ quan chức năng, sò đo cam là loại cây sinh trưởng tốt, nhanh, hoa đẹp và bóng mát nhiều. Việc trồng dọc theo Quốc lộ 14 sẽ tạo cảnh quan đẹp và là điểm nhấn cho tuyến đường vốn được xem là đẹp nhất tỉnh Đắk Nông đến thời điểm này.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo lãnh đạo Công ty TNHH cây xanh Công Minh, đơn vị quản lý cây xanh đô thị tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông: Sau một thời gian chăm sóc, đơn vị này nhận thấy cây sò đo cam không phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Rễ cây sò đo cam chỉ ăn ngang chứ không cắm sâu xuống đất nên rất dễ gãy đổ trong mùa mưa, cành lá và hoa rất nhiều nên dễ gãy, nhất là khi mưa to gió lớn, khả năng chịu khô hạn vào mùa nắng thấp. Thời gian qua, chủ yếu cây xanh đô thị bị gãy đổ trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa là cây sò đo cam. Tình trạng này đã gây nguy hiểm, cản trở việc lưu thông của người và phương tiện qua đoạn đường này.
Ông Khúc Văn Hợi, Phó Giám đốc Công ty TNHH cây xanh Công Minh, đơn vị quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa cho biết: Trong quá trình chăm sóc cây sò đo cam thì ông nhận thấy đây là một loài cây cho hoa đẹp và mọc nhanh, tuy nhiên hạt của nó có cánh nên khả năng phát tán ra ngoài tự nhiên là rất cao. Đến nay, đơn vị chưa ghi nhận hiện tượng hạt cây nảy mầm. Tuy nhiên, mỗi khi cây ra hoa rộ, đơn vị đều cho công nhân cắt bỏ hoa để tránh cây ra quả, sau đó phát tán, nảy mầm ngoài tự nhiên.
Nhiều hộ dân sống dọc theo tuyến đường này cho biết họ cảm thấy rất lo lắng vì đã mấy năm qua, thông tin về việc cây sò đo cam có hại cho môi trường và sức khỏe được một số báo, đài nói đến nhưng loại cây này vẫn được chăm sóc đều đặn và phát triển xanh tốt ngay trước nhà. Người dân rất thắc mắc vì sao cơ quan chức năng chậm trễ trong việc xử lý, thay thế bằng một số loại cây trồng khác phù hợp hơn với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương.
Ông Nguyễn Thành Công, người dân phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa cho biết: Cách đây hơn 2 năm, ông tình cờ nghe một số người trong xóm nói sò đo cam là loại cây có hoa khá độc hại. Ông bán tín bán nghi vì không biết thực hư như thế nào. Ông thắc mắc nếu là cây có hại thì sao ngành chức năng chọn trồng làm cảnh quan, hơn nữa lại trồng hàng loạt. Tuy nhiên cho đến nay, ông và nhiều hộ dân lân cận vẫn chưa có được thông tin chính thức từ cơ quan chức năng và cũng không thấy ai xử lý số sò đo cam đã trồng. Gia đình ông lại có con nhỏ nên càng thêm lo lắng.
Còn ông Tạ Văn Hoàng, người dân phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa chia sẻ: Ông thường thấy mỗi khi sò đo cam ra hoa thì lại có người bên cây xanh đô thị đi cắt bỏ hàng loạt. Ông thắc mắc vì việc trồng cây để cho hoa làm đẹp cảnh quan nhưng cây ra hoa lại cắt bỏ, vừa tốn công sức vừa gây lãng phí. Cũng theo ông Hoàng, nếu thật sự sò đo cam là loại cây gây hại thì các ngành chức năng cần sớm xử lý, thay thế. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến việc thẩm định, chọn trồng cây này cũng cần được xử lý.
* Cần sớm thay thế loại cây này
Tháng 7/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT xác định sò đo cam (tên khoa học Spathodea Campanulata) là 1 trong 100 loại cây ngoại lai gây hại. Sau đó, đến tháng 1/2015, UBND tỉnh Đắk Nông đã có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý việc trồng cây sò đo cam trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu dừng việc trồng cây sò đo cam, dừng việc nhân giống, kinh doanh, đồng thời quản lý chặt số lượng gần 1.800 cây đã trồng, tránh để phát tán ra môi trường.
Tuy nhiên, đến nay việc thay thế số cây sò đo cam bằng cây trồng khác vẫn chưa thực hiện được. Ông Lê Văn Bi, Phó phòng Quản lý đô thị thị xã Gia Nghĩa lý giải nguyên do chủ yếu là chưa có kinh phí. Phòng Quản lý đô thị đã tham mưu UBND thị xã xin ý kiến các đơn vị liên quan như UBND tỉnh Đắk Nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng… để thay thế toàn bộ số cây sò đo cam đã trồng trên Quốc lộ 14. UBND tỉnh Đắk Nông đã đồng ý cho thay thế cây sò đo cam trên tuyến quốc lộ 14 bằng cây lim xẹt và cây sim rừng. Hiện Phòng quản lý đô thị đang hoàn thiện các thủ tục liên quan và đến đầu mùa mưa năm 2016 mới thay thế được.
Như vậy, ít nhất phải một năm nữa gần 1.800 cây sò đo cam trên tuyến đường Quốc lộ 14 đoạn qua thị xã Gia Nghĩa mới được đốn bỏ và trồng thay thế. Qua việc này, ngành chức năng tỉnh Đắk Nông cần phải thẩm định kỹ trong việc chọn và trồng các loại cây xanh đô thị, tránh để tình trạng tương tự như đối với cây sò đo cam, vừa tốn kém công chăm sóc, lại lãng phí ngân sách nhà nước, tiền bạc của người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.