Hỏi và đáp
Do đâu bông tuyết có những hình dạng khác nhau?
(22:54:39 PM 21/02/2016)Hỏi: Tại sao các bông tuyết lại có những hình dạng khác nhau? Ông Ma Văn Vi (Mẫu Sơn, Lạng Sơn)
Ảnh minh họa: IE
GS.NGND NGUYỄN LÂN DŨNG: Theo tạp chí Newscientist thì bằng cách tạo ra tinh thể tuyết trong phòng thí nghiệm với điều kiện thời tiết khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy hình dạng của chúng được quyết định bởi độ ẩm không khí và nhiệt độ. Lục giác là hình dạng ban đầu của phần lớn bông tuyết. Sau đó các góc cạnh của chúng sẽ biến đổi để tạo nên những hình thù phức tạp hơn.
Ở dạng lục lăng, bông tuyết nhỏ đến nỗi chúng ta hầu như không thể quan sát bằng mắt thường. Bông tuyết hình đĩa 6 cánh gắn xung quanh tinh thể hình lục giác. Các cánh của nó luôn được trang điểm bởi những họa tiết đối xứng. Những bông tuyết có hình dạng tương tự thường hình thành khi nhiệt độ vào khoảng -2 tới -15oC.
Tinh thể tuyết này cũng sở hữu 6 cánh nhưng có hình dạng phức tạp hơn, với những đường nổi chạy song song từ đỉnh của lục giác tới đỉnh của cánh. Bông tuyết hình cây với 6 cánh chĩa ra từ tâm và có nhánh. Chúng có kích thước tương đối lớn (đường kính 2 - 4 mm) nên có thể quan sát bằng mắt thường. Đây là hình dạng phổ biến nhất của bông tuyết và bạn có thể thấy chúng ở khắp nơi trên các xứ lạnh.
Các cánh của bông tuyết này có nhiều nhánh nên trông chúng giống hệt cành dương xỉ. Chúng có kích thước khá lớn khi rơi xuống mặt đất (đường kính từ 5mm trở lên). Bông tuyết hình trụ rỗng có hai chóp nhọn hướng vào nhau. Chúng rất nhỏ nên bạn cần có kính hiển vi để quan sát hai chóp nhọn.
Những tinh thể băng mảnh sẽ có dạng hình kim khi nhiệt độ xuống dưới -5oC. Nếu rơi trên tay áo của bạn, trông chúng chẳng khác gì những sợi tóc bạc. Một trong những điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là từ dạng hình đĩa mỏng, tinh thể tuyết có thể chuyển sang dạng hình trụ mỏng khi nhiệt độ biến động vài độ C.
Cho tới nay nguyên nhân của sự biến đổi này vẫn là một bí ẩn. Ban đầu bông tuyết này có dạng 3 hình trụ, sau đó chúng có thêm hai đĩa dẹt gắn ở hai đầu. Thoạt nhìn bạn có thể nghĩ đây là bông tuyết 12 cánh, song thực ra đó là hai bông tuyết chồng lên nhau. Hai cánh kề nhau của tổ hợp này tạo nên một góc 30 độ.
Bông tuyết hình tam giác cụt được hình thành khi nhiệt độ xuống dưới -2oC. Chúng rất hiếm nên những người nhìn thấy chúng tin rằng họ sẽ gặp may....
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
- Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
- Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
- Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
- Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
- Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
- Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
- Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
- Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.