Sống xanh » Gia đình xanh
Trồng nhiều loại rau khác nhau với diện tích 15 m2
(15:22:25 PM 04/08/2015)
Chị Lê Mai (Thanh Hóa) quyết định tự trồng rau vào tháng 10/2014 vì muốn đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Sau vài lần đi qua cánh đồng rau và xem trên tivi, chị thấy nông dân dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Có những lúc, chị cho rau mua ngoài chợ vào tủ lạnh chỉ cần một ngày lấy ra là rau nhũn úng.
Chị Mai bắt đầu bằng việc trồng những loại rau phổ biến như cải canh, tần ô, cải chíp, mồng tơi, rau đay... trên phần sân thượng rộng 15 m2.
Vì là giáo viên, nhà lại ngay cạnh trường nên chị Mai có thời gian rảnh để chăm sóc vườn. Hàng ngày, chị dậy lúc 5h30, tưới nước và bắt sâu khoảng 30-45 phút, thời gian đó chị coi như tập thể dục. Buổi chiều, chị tưới nước và chăm rau từ 18h. Những hôm trời quá nóng, chị sẽ phun thêm nước cho rau khi đi làm về. Chị cũng nghĩ ra giải pháp đặt dưới các chậu một chai đục lỗ cho nước chảy nhỏ giọt đất ẩm và cây không bị héo.
Lúc đầu, chị cũng mắc phải những lỗi của người mới trồng rau như gieo hạt dày quá, tưới nước nhiều quá, hạt không nảy mầm, bị sâu ăn lá, úng rễ... Vài tháng đầu, chuyện gieo hạt, nhổ bỏ, xới lại đất diễn ra thường xuyên.
Sau một thời gian, chị Mai cũng rút ra nhiều kinh nghiệm. Tưới nước vườn rau trên sân thượng cần cẩn thận hơn so với vườn rau dưới mặt đất. Chị Mai tưới từ từ ít một và tưới hai lượt để cho nước có thể ngấm đều mà không bị trào ra ngoài.
Việc bắt sâu cũng tốn khá nhiều thời gian của chị. Mọi người trong nhà đều thích ăn rau cải, loại rau có rất nhiều sâu bệnh. Cứ lúc nào rảnh, chị lên vạch từng lá để tìm sâu bởi chỉ cần một con sâu là hôm sau sâu lan ra cả vườn. Có những hôm ăn cơm tối xong, chị lại cầm đèn pin lên lại soi và bắt.
Chị Mai trồng mỗi loại một ít, trồng thành luống và cả trồng xen kẽ, mùa nào rau nấy. Riêng loại rau nào cả nhà thích ăn mà trái mùa thì chị vẫn trồng, dù cây có thể còi hơn một chút. Chị thấy dễ nhất là trồng mồng tơi và cải cúc, cây ít sâu và cũng không phải chăm bón nhiều.
Từ ngày có vườn rau, đi đâu chị Mai cũng muốn nhanh về để chăm sóc, nhổ cỏ, tưới nước. Nếu có việc đi đâu vài ngày, chị sẽ nhờ mẹ chăm sóc hộ. Nhưng mẹ chị lại rất sợ sâu nên thỉnh thoảng, rau trơ cọng vì bị sâu ăn. Khi đó, chị phải nhổ hết cây lên, cho vôi bột vào trộn với đất, phơi nắng, bón thêm phân để trồng lại từ đầu.
Nhiều người bảo ra chợ mua rau cho tiện và rẻ nhưg chị Mai lại nghĩ đầu tư một lần như thế không hề đắt chút nào. Với khoảng 2,5-3 triệu đồng, gia đình vừa có rau sạch ăn lâu dài, vừa được tập thể dục, lại vừa có nơi để xả stress.
Mặc dù vườn bé nhưng với cách trồng rau gối vụ, chị Mai có thể đảm bảo cung cấp đủ rau cho cả gia đình, thỉnh thoảng còn mang cho cả hàng xóm. Sau thành công với vườn rau sân thượng, chị Mai cũng đang ấp ủ sẽ biến nốt ban công đằng trước thành nơi trồng thêm một số loại rau nữa.-Ảnh: Lê Mai
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?