»

Thứ tư, 30/10/2024, 12:14:34 PM (GMT+7)

Đón chờ xét xử một mắt xích của đường dây buôn bán động vật xuyên quốc gia

(15:48:40 PM 18/06/2016)
(Tin Môi Trường) - Tòa án Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh vừa thông báo, ngày 21 tháng 6 năm 2016 tới sẽ tiến hành xét xử vụ án buôn bán trái phép động vật hoang dã xuyên quốc gia của Phan Huỳnh Anh Khoa – “Khoa Xì Trum”. Theo Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) thì đây là vụ án vừa có yếu tố xuyên quốc gia, vừa là hoạt động phạm tội diễn ra công khai trên Internet, và chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đang là đề tài được cả thế giới quan tâm.

Ngược dòng sự kiện


Vào lúc 17h30 ngày 03 tháng 12 năm 2015, Phòng 3, Cục cảnh sát Môi trường Văn phòng phía Nam (C49B) đã phối hợp cùng Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) và ENV bắt quả tang đối tượng Phan Huỳnh Anh Khoa (sinh năm 1993, ngụ Quận Gò Vấp) đang đóng gói 09 cá thể Rái cá vuốt bé (Amblonyx cinereus) và 01 cá thể Vọoc chà vá chân đen (Pygathrix nemaeus) để giao cho khách hàng tại quán café số 114-116B đường Trần Thánh Tông, phường 15, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.


Khi bị lực lượng Công an kiểm tra, Phan Huỳnh Anh Khoa đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số động vật hoang dã (ĐVHD) trên. Theo xác minh tại hiện trường, hai loài Rái cá vuốt bé và Vọoc chà vá chân đen đều nằm trong Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ.

Dự đoán mức án


Hành vi bị bắt quả tang của Khoa: Buôn bán trái phép 09 cá thể rái cá vuốt bé và 01 cá thể voọc chà vá chân đen, là các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệđã thỏa mãn cấu thành tội phạm tại Khoản 1 và Khoản 2, mục đ (Gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng)tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và Thông tư liên tịch 19/2007 Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.


Trong thông tư này có ghi số lượng cá thể rái cá vuốt bé bị buôn bán để xác định “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là 5 cá thể trở lên.


Ngoài ra,  do Khoa khai nhận số lượng ĐVHD đang nuôi nhốt trong cửa hàng của mình được thu mua chủ yếu từ Thái Lan, rất có khả năng Khoa còn là một mắt xích trong một tổ chức buôn bán ĐVHD xuyên quốc gia. Nếu đây là sự thật được làm rõ trong quá trình điều tra, hành vi của Khoa sẽ có thể chịu thêm tình tiết tăng nặng định khung là “phạm tội có tổ chức” quy định tại khoản 2 Điều 190 Bộ luật Hình sự.


Trước đó ngày 1/10/2014,Khoa cũng từng bị Chi cục kiểm lâm TP Hồ Chí Minh phạt hành chính 3 triệu đồng về hành vi mua bán động vật rừng trái quy định.


Như vậy, tại phiên tòa xét xử, mức phạt mà Khoa phải chịu sẽ có khả năng là phạt tùtừ 2 năm đến 7 năm theo khoản 2 Điều 190 Bộ luật Hình sự 2009.


Nếu hành vi phạm tội xảy ra từ ngày 1/7/2016 trở đi khi Bộ luật hình sự mới (2015) có hiệu lực thì theo Điều 244, Khoản 3, Điểm a, “số lượng động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ 08 cá thể lớp thú trở lên”, người phạm tội bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Công khai buôn bán ĐVHD trên mạng xã hội


Khoa rao bán các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm thường xuyên trên Facebookvới nick name Khoa Xì Trum.


Đón[-]chờ[-]xét[-]xử[-]một[-]mắt[-]xích[-]của[-]đường[-]dây[-]buôn[-]bán[-]động[-]vật[-]xuyên[-]quốc[-]gia
Khoa đã từng rao bán cả hổ con
Đón[-]chờ[-]xét[-]xử[-]một[-]mắt[-]xích[-]của[-]đường[-]dây[-]buôn[-]bán[-]động[-]vật[-]xuyên[-]quốc[-]gia
Các loài động vật từng bị Khoa rao bán trước đâytrong đó rái cá (được bảo vệ theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP) và rùa hộp trán vàng (thuộc Nhóm IB Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm)


Pháp luật hiện hành mới chỉ coi hành vi buôn bán (gồm cả mua và bán) đối với các đối tượng này là trái phép, chứ chưa có quy định rõ ràng về hành vi quảng cáo và rao bán. Sẽ là một vi phạm hoàn toàn và chắc chắn nếu một giao dịch thực sự đã diễn ra (hoặc đang diễn ra – trong trường hợp bắt quả tang). Nếu đối tượng chỉ tiến hành quảng cáo mà không có bằng chứngcụ thể về giao dịch, thì chưa thể bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành, mà cần theo dõi, xác minh thêm để tìm chứng cứ giao dịch.


WCS cho rằng, việc pháp luật chưa quy định chế tài rõ ràng đối với việc quảng cáo bán các loài động vật nguy cấp, quý hiếm là một lỗ hổng pháp lý?. Hành vi quảng cáo là điều kiện cần của hành vi mua bán, là cầu nối giữa các đối tượng vi phạm, giúp người bán tìm được kẻ mua.


Ngoài ra, hành vi quảng cáo các loài động vật nguy cấp, quý hiếm và sản phẩm của chúng còn khiến nhu cầu của xã hội đối với các đối tượng này tăng cao, tạo tiền đề cho các loại hình vi phạm khác như săn bắt, vận chuyển, nuôi nhốt trái phép được diễn ra.Ngoài ra, trên thực tế, hành vi buôn bán các loài ĐVHD được pháp luật bảo vệ thường diễn ra lén lút, bí mật. Việc bắt quả tang hoặc tìm ra bằng chứng cụ thể về giao dịch thường rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh Internet đang có xu hướng trở thành công cụ liên lạc và thanh toán hữu hiệu. Vì vậy theo chúng tôi, để ngăn chặn hoạt động buôn bán động vật nguy cấp, quý hiếm, và các sản phẩm/bộ phận của chúng, trong thời gian tới rất cần coi hành vi quảng cáo các đối tượng này là một dạng hành vi vi phạm pháp luật cần phải bị ngăn cấm và phải chịu chế tài nghiêm khắc.

Ý nghĩa bản án


Việc xét xử công khai vànghiêm minh đối tượng Phan Huỳnh Anh Khoa sẽ là một bằng chứng thuyết phục cho quyết tâm đấu chống  nạn buôn bán ĐVHD của chính phủ và các cơ quan chức năng. Chính các bản án xử phạt xác đáng mới là thước đo cuối cùng cho hiệu qủa của công tác thực thi luật chứ không chỉ dừng lại ở số lượng các vụ bắt giữ. Phiên tòa này không chỉ là tiếng chuông cảnh báo cho những kẻ đang cố tình trục lợi từ buôn bán trái phép ĐVHD mà còn là sự mong đợi của các nhà bảo tồn và của những con thú đang nguy cấp chưa bao giờ có cơ hội lên tiếng.

Điều 190 Bộ luật Hình sửa đổi năm 2009 sự quy định:

 

Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:


1.Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:


a) Có tổ chức;


b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;


c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;


d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;


đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.


3.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đón chờ xét xử một mắt xích của đường dây buôn bán động vật xuyên quốc gia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI