»

Thứ bảy, 22/02/2025, 22:51:53 PM (GMT+7)

Những sư thầy trụ trì chùa ở Trường Sa

(18:26:26 PM 13/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân giới thiệu Đại đức Thích Ngộ Thành là công dân mới nhất của huyện đảo Trường Sa Lớn…

Trường Sa Lớn. Tiếng chuông chùa theo gió ngân vọng, những hàng cây phong ba rì rào cùng sóng biển…

Đại đức Thích Ngộ Thành tại chùa Trường Sa Lớn ngày 21/4/2012

Chùa Trường Sa Lớn,  ngôi chùa khang trang và uy nghiêm ở vị trí trung tâm của đảo. Chùa được xây dựng gần đài tưởng niệm liệt sĩ trên đảo Trường Sa, và nằm đối diện với Nhà tưởng niệm Bác Hồ, khu trung tâm hành chính của huyện đảo.

Trụ trì ngôi chùa mới của huyện đảo là một vị tăng sĩ trẻ tuổi từ đất liền ra. Đó là Đại đức Thích Ngộ Thành, tuổi đời mới ngoài 30. Đại đức chính là một trong 6 vị tăng sĩ mới đây thỉnh nguyện xin ra trụ trì các chùa ở Trường Sa theo ý nguyện cá nhân.

Quy y theo cửa Phật từ khi còn nhỏ, trước khi đến với Trường Sa, sư thầy tu hành tại một ngôi chùa tại Khánh Hòa.

“Tôi mong muốn được gắn bó với Trường Sa để được cùng các chiến sỹ, bà con trên đảo Trường Sa Lớn trông coi, nhang khói thờ phụng Đức Phật… Được đến Trường Sa Lớn là niềm hạnh phúc đối với bất cứ công dân nào. Được thờ phụng Đức Phật tại một ngôi chùa trong quần đảo Trường Sa càng là niềm hạnh phúc của bất cứ Phật tử nào…” - Đại đức chia sẻ.  

Đại đức đi thăm từng hộ gia đình trên đảo Trường Sa Lớn. Mới đây thôi, Đại đức trực tiếp đến tận gia đình cô giáo Bùi Thị Nhung để làm lễ thôi nôi cho bé Đặng Phương Nam vừa tròn một tuổi.

Sư thầy trực tiếp làm lễ cúng thôi nôi cho bé Đặng Phương Nam

Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân không giấu niềm tự hào và xúc động khi ông giới thiệu Đại đức Thích Ngộ Thành là công dân mới nhất của huyện đảo Trường Sa Lớn.

“Đại đức vừa đặt chân lên đảo thời gian tính được bằng giờ đồng hồ; sự hòa nhập nhanh chóng của Đại đức với đảo khiến người ta nghĩ rằng, sư thầy như thể một công dân gắn bó lâu năm trên đảo…”, ông Thật nói.

Hội trường huyện đảo một tối ngày cuối tháng 4 đông nghịt. Những buổi gặp mặt với đoàn ở đất liền ra thăm như ngày hội với bà con huyện đảo.

Đông đảo chiến sĩ và bà con trên huyện đảo Trường Sa Lớn đến đây cùng dự buổi gặp mặt với hàng trăm đại biểu của đoàn công tác số 7 ra thăm quần đảo Trường Sa.

Gặp gỡ chiến sĩ và bà con huyện đảo, Đại đức Thích Ngộ Thành xúc động tâm sự dù tuổi còn rất trẻ nhưng như những người dân Việt Nam yêu nước khác, thầy tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống mảnh đất này để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc; những người chiến sĩ đã hy sinh tuổi thanh xuân để canh giữ vùng đất, vùng trời, vùng biển…

Đại đức Thích Ngộ Thành

Và hơn hết, đó là tấm lòng từ bi, hỷ xả của Đức Phật sẽ hiện hữu ở đảo, để nâng đỡ những linh hồn những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho mảnh đất này; để phổ độ và che chở cho cuộc sống bình yên của những con dân Việt ngoài đảo xa.

Gương mặt hiền từ, giọng nói chậm rãi và ấm áp, sư thầy mạnh dạn mượn micro của ban tổ chức để hát tặng cả hội trường bài hát về nhà Phật.

Đại đức xúc động: “Đây là lần thứ hai Ngộ Thành hát bài hát này trước đông người. Lần thứ nhất, Ngộ Thành hát từ biệt Thầy khi kết thúc khóa học. Lần thứ hai, trước hàng trăm người, giữa hội trường của huyện đảo Trường Sa Lớn, mảnh đất mà Ngộ Thành vinh dự được đặt chân đến, được là công dân của huyện đảo…”.

Cùng với Đại đức Thích Ngộ Thành, 5 nhà sư khác cũng tình nguyện lên tàu ra quần đảo Trường Sa để tiếp quản, trông coi nhang khói các chùa trên đảo Trường Sa.

Đó là Đại đức Thích Thánh Thành cùng Thượng tọa Thích Tâm Hiện (hiện tu tại chùa Tân Long, Diên Khánh, Khánh Hòa) tiếp quản chùa ở đảo Song Tử Tây. Đại đức Thích Giác Nghĩa, trụ trì chùa Vạn Đức và chùa Phước Trí (Vĩnh Phương, TP Nha Trang) cùng Đại đức Thích Ngộ Thành tiếp quản chùa ở đảo Trường Sa Lớn. Đại đức Thích Đạo Biện, trụ trì chùa Long Thọ và Đại đức Thích Đức Hỷ trụ trì chùa Hưng Long (thị xã Ninh Hòa) tiếp quản chùa ở đảo Sinh Tồn.

Họ đến với Trường Sa, tất cả vì một tình yêu với một phần lãnh thổ máu thịt của Tổ quốc.
Kiên Trung /VNN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những sư thầy trụ trì chùa ở Trường Sa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI